Tư vấn ngay!
Tư vấn ngay!
Chuyển đến nội dung chính Chuyển đến nội dung thông báo
Trở về

Các vi khuẩn, vi rút lây qua đường nước bọt

Cùng điểm qua các vi khuẩn, vi rút có thể lây nhiễm qua đường miệng mà bạn chưa biết đến!

1. Thế nào là lây qua đường nước bọt?

Các vi khuẩn, vi rút lây qua đường nước bọt có thể truyền từ người này sang người khác thông qua những cách sau:

  • Hôn: Giao tiếp trực tiếp qua việc hôn có thể làm lây lan.
  • Nói chuyện khi ăn uống chung: Việc bắn nước bọt khi nói chuyện hoặc ăn uống cùng nhau có thể truyền bệnh sang đồ ăn của người khác.
  • Sử dụng chung dụng cụ ăn uống: Việc chia sẻ dụng cụ ăn uống như thìa, đũa, chén bát,… cũng là một cách tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn và có thể truyền bệnh.

Trẻ em đặc biệt dễ mắc phải các bệnh lây qua đường miệng do thói quen như bón cơm cho trẻ, hoặc việc ngậm thức ăn trước có thể lây truyền vi khuẩn từ người lớn. Hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện, khiến cho quá trình nhiễm bệnh có thể nguy hiểm hơn.

2. Các vi khuẩn, vi rút có thể lây qua đường nước bọt

  • Vi rút gây bệnh nhiễm trùng: Những bệnh như bệnh tăng bạch cầu đơn nhân do vi rút Epstein-Barr (EBV) và vi rút cytomegalovirus (CMV) thường lây lan qua đường miệng từ nước bọt chứa vi rút. Vi rút này có thể tồn tại trong nước bọt và khi tiếp xúc với các mô bên trong miệng và họng, có thể gây nhiễm trùng.
  • Vi khuẩn truyền nhiễm: Các vi khuẩn như Strptococcus có thể lây lan qua nước bọt bằng cách bám vào mô bên trong miệng, lưỡi hoặc rang, gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng như bệnh nướu rang, viêm họng liên cầu khuẩn.
  • Vi khuẩn gây các bệnh đường hô hấp như cảm lạnh, cúm và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác cũng có thể lây lan qua đường nước bọt.
  • Vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là loại vi khuẩn sống trong dạ dày. Đường miệng - miện được xem là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP, lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành. Thông thường trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng nhiễm là rất cao.

3. 70% người Việt Nam được ghi nhận có vi khuẩn HP trong dạ dày

Vi khuẩn HP có khả năng lây nhiễm trên mọi đối tượng. Ước tính, trên thế giới hiện nay có khoảng 50% dân số nhiễm vi khuẩn HP. 80% trường hợp bị ung thư dạ dày có liên quan đến vi khuẩn HP. Tại Việt Nam, 70% người được ghi nhận có vi khuẩn HP trong dạ dày.

Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: độ tuổi, thói quen sinh hoạt, chất lượng sống, khu vực địa lý. Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn HP cao do thói quen ăn hôn môi trẻ hay mớm thức ăn cho trẻ.

4. Những cách giúp giảm nguy cơ lây lan vi khuẩn HP

  • Tránh thói quen chung bát chấm, gắp thức ăn cho nhau
  • Không nhai mớm cơm, thổi canh cho con trẻ.
  • Chế độ ăn uống hợp vệ sinh, đúng giờ. Hạn chế rượu bia, thức ăn chua, chất gia vị kích thích như ớt tiêu. Không ăn no ngay trước khi đi ngủ.
  • Tránh stress, lo âu.
  • Thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi có khó chịu về đường tiêu hóa để có chỉ định tầm soát HP sớm nhất khi cần thiết. Nhất là kiểm tra định kỳ ở người trên 40 tuổi, bao gồm cả nam & nữ

Nguồn tổng hợp: BV Tâm Anh, Vinmec, Long Châu

Trung tâm dịch vụ khách hàng

Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 đến 21:00 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

Email: khachhang@manulife.com

Phí cuộc gọi là 1.000đ/ phút tính từ thời điểm kết nối đến tổng đài

Trung tâm dịch vụ khách hàng

Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 đến 21:00 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

Email: khachhang@manulife.com

Phí cuộc gọi là 1.000đ/ phút tính từ thời điểm kết nối đến tổng đài

Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết