Tư vấn ngay!
Tư vấn ngay!
Chuyển đến nội dung chính Chuyển đến nội dung thông báo
Trở về

Vi khuẩn HP – Tầm soát sớm, ngừa ung thư dạ dày tối đa

Đa số người nhiễm HP không có triệu chứng lâm sàng, mặc dù đã bị viêm dạ dày mãn tính. Tổn thương thường gặp khi nhiễm HP là viêm loét dạ dày, tá tràng và ung thư dạ dày. Do đó, việc tầm soát sớm sẽ giúp phát hiện kịp thời các bệnh liên quan và được điều trị sớm.

1. Những biến chứng nguy hiểm khi nhiễm vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP gây ra rất nhiều bệnh lý như viêm dạ dày cấp tính, viêm dạ dày mãn tính, viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày. Cụ thể:

  • 90 - 95% người bệnh bị loét tá tràng nhiễm vi khuẩn HP
  • Trên 70% người bệnh loét dạ dày nhiễm vi khuẩn HP
  • Trên 50% người bị chứng khó tiêu không loét nhiễm vi khuẩn HP
  • Khoảng 80% các ca ung thư dạ dày đều liên quan đến vi khuẩn HP.

Với ung thư dạ dày, vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh. Tuy nhiên ngoài vi khuẩn HP còn có 1 số yếu tố nữa như nguồn gen người nhiễm, yếu tố môi trường, tương tác giữa vi khuẩn HP và người nhiễm.

Trong những trường hợp mắc bệnh lý viêm dạ dày dạng nốt phát hiện qua hình ảnh nội soi thì 100% có vi khuẩn HP (+).

2. Làm sao để biết mình nhiễm vi khuẩn HP?

Các triệu chứng ở người nhiễm vi khuẩn HP thường thầm lặng, không rõ ràng. Thông thường nó gây ra những cơn đau dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn hoặc viêm loét dạ dày.

Bạn nên đi thăm khám tại bệnh viện để biết được kết quả chính xác nhất ngay khi gặp các dấu hiệu sau:

  • Phân có máu, đỏ sẫm hoặc đen như bã cà phê
  • Nôn ra máu
  • Khó thở
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu do thiếu máu hoặc cơn đau quá nặng
  • Mệt mỏi không rõ nguyên do
  • Màu da nhợt nhạt do thiếu máu mạn hoặc cấp tính vì chảy máu
  • Đau bụng âm ỉ hay dữ dội.

Các phương pháp trong y học được áp dụng để phát hiện vi khuẩn HP bao gồm:

Phương pháp xâm lấn: Bệnh nhân được tiến hành nội soi dạ dày tá tràng, đánh giá tình trạng bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Đồng thời khi soi xong bác sĩ lấy một mẫu mô sinh thiết tiến hành test urease nhanh, làm sinh thiết mô bệnh học hay nuôi cấy vi khuẩn.

Phương pháp không xâm lấn: Phương pháp này người bệnh có thể biết mình có nhiễm vi khuẩn HP hay không mà không cần phải nội soi dạ dày tá tràng, với 3 cách sau:

  • Xét nghiệm hơi thở
  • Xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong phân
  • Xét nghiệm tìm kháng thể kháng HP trong máu (ít được áp dụng)

Ở Việt Nam, có tới hơn 70% số ca mắc ung thư dạ dày được phát hiện ở giai đoạn muộn. Phát hiện nhiễm HP bằng test hơi thở và sàng lọc ung thư sớm dạ dày bằng nội soi là việc nên làm để góp phần chẩn đoán sớm, điều trị sớm hiệu quả.

Dù tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn HP tiến triển thành ung thư không quá cao nhưng đây cũng là tình trạng đe dọa lớn đến sức khỏe người bệnh. Mỗi người nên có cách chủ động phòng tránh và điều trị vi khuẩn HP. Nhất là với những trường hợp người có tiền sử về bệnh liên quan đến tiêu hóa hoặc có người thân trong gia đình từng nhiễm vi khuẩn HP.

Phát hiện sớm vi khuẩn HP giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Nguồn tổng hợp: BV Tâm Anh, Vinmec

Trung tâm dịch vụ khách hàng

Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 đến 21:00 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

Email: khachhang@manulife.com

Phí cuộc gọi là 1.000đ/ phút tính từ thời điểm kết nối đến tổng đài

Trung tâm dịch vụ khách hàng

Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 đến 21:00 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

Email: khachhang@manulife.com

Phí cuộc gọi là 1.000đ/ phút tính từ thời điểm kết nối đến tổng đài

Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết