Nhiễm khuẩn HP được xem là loại nhiễm khuẩn phổ biến nhất trên thế giới chỉ sau vi khuẩn sâu răng. Loại nhiễm khuẩn này rất lặng lẽ, khó phát hiện, nhưng lại là tác nhân gây ra các cơn đau dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn hoặc loét dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.
Cùng tìm hiểu về các đối tượng có thể nhiễm HP và những lưu ý trong việc điều trị bệnh do HP gây nên!
Mọi đối tượng đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP. Hiện nay ước tính trên thế giới có khoảng 50% dân số nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tuổi tác, khu vực địa lý, thói quen sinh hoạt và chất lượng sống.
Trẻ nhỏ cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn cao do bố mẹ hay người thân nhiễm vi khuẩn có thói quen hôn môi trẻ, mớm thức ăn cho trẻ....
Mặc dù tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao, tuy nhiên rất nhiều trường hợp người bị nhiễm không có biểu hiện triệu chứng hay biến chứng nào trên đường tiêu hóa.
Phương pháp điều trị HP được sử dụng là kết hợp các loại kháng sinh và kèm 1 loại thuốc giảm tiết acid dịch vị. Việc dùng các loại thuốc này có thể gây một số tác dụng phụ như phân đen, tiêu chảy, rối loạn vị giác (vị kim loại), lưỡi đen và phản ứng cai rượu (hiệu ứng antabuse).
Hiệu quả điều trị HP dạ dày không chỉ liên quan đến bác sĩ mà còn phụ thuộc nhiều vào thói quen sống của người bệnh. Để điều trị hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ tái phát, người bệnh nên thực hiện lối sống lành mạnh như:
Luôn sử dụng thuốc theo đúng liệu trình hướng dẫn của bác sĩ để tránh tình trạng kháng kháng sinh
Ngoài ra, loét dạ dày do khuẩn HP có thể gây đau, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc giảm đau, đặc biệt là NSAID, vì những loại thuốc này có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Nếu người bệnh cần thuốc giảm đau, hãy liên hệ với bác sĩ để được giúp đỡ.
Nhìn chung, điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ các chỉ định của bác sĩ. Tự ý uống hoặc ngừng thuốc có thể làm cho vi khuẩn HP trở nên kháng thuốc, khó điều trị hơn.
Nguồn tổng hợp: Viện Pasteur, BV Tâm Anh, Vinme
Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí