Tư vấn ngay!
Tư vấn ngay!
Chuyển đến nội dung chính Chuyển đến nội dung thông báo
Trở về

Chia sẻ dụng cụ ăn uống cũng có thể nhiễm vi khuẩn HP

Thói quen ăn uống dùng chung dụng cụ, gắp thức ăn cho nhau hay mớm thức ăn cho con nhỏ vốn quen thuộc trong sinh hoạt hàng ngày của chúng ta nhưng lại đang là một những con đường làm lây nhiễm vi khuẩn HP.

1. Vi khuẩn HP có nguy hiểm?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là loại vi khuẩn sống trong dạ dày. Để có thể tồn tại, vi khuẩn HP phải tiết ra một loại enzyme có tên Urease để trung hòa với độ acid trong dạ dày.

Vi khuẩn HP xâm chiếm dạ dày và gây viêm dạ dày mãn tính, viêm teo niêm mạc dạ dày, đây là những thay đổi sớm trước khi phát triển thành ung thư dạ dày. Tổn thương thường gặp khi nhiễm HP là viêm loét dạ dày, tá tràng và ung thư dạ dày. 80% trường hợp bị ung thư dạ dày có liên quan đến vi khuẩn HP. Và 70% người Việt Nam được ghi nhận có vi khuẩn HP trong dạ dày

2. Những đường lây nhiễm chính vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP thường lây qua các đường như sau:

  • Lây qua đường miệng-miệng: Loại vi khuẩn này có thể lây do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh, qua dịch dạ dày, răng miệng. Do đó, nếu trong gia đình có người nhiễm vi khuẩn HP thì nguy cơ các thành viên khác trong gia đình bị lây nhiễm là rất cao..
  • Lây qua đường phân-miệng: Vi khuẩn HP từ phân người bị đào thải xuống sông, hồ sau đó nhiễm vào nguồn nước sẽ là nguyên nhân khiến bệnh lây lan rộng trong cộng đồng. Ngoài ra, thói quen ăn uống đồ sống, tái cũng có thể khiến bạn dễ dàng nhiễm vi khuẩn HP.
  • Lây qua đường dạ dày-miệng: Sử dụng dụng cụ y tế không được vệ sinh sạch khi thăm khám có tiếp xúc răng miệng của người bệnh.

Trong các đường lây nhiễm này, lây qua đường miệng – miệng được coi là nguyên nhân lây nhiễm HP phổ biến nhất.

3. Các hình thức lây khuẩn HP qua đường miệng – miệng

  • Sử dụng chung vật dụng cá nhân: Bàn chải đánh răng, cốc nước…
  • Tiếp xúc gần gũi: Hôn, trò chuyện khiến nước bọt bắn ra…
  • Ăn uống chung với người bệnh
  • Trẻ nhỏ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao do thói quen mớm thức ăn và hôn môi trẻ của người lớn.

Với các hình thức kể trên, thói quen ăn uống chấm chung bát mắm, chung canh, chung thức ăn và "gắp thức ăn cho nhau" cũng làm lây nhiễm khuẩn HP. Trẻ nhỏ có nguy cơ nhiễm khuẩn cao do thói quen như bón cơm cho trẻ, hoặc việc ngậm thức ăn trước có thể lây truyền vi khuẩn từ người lớn.

Do đó, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau thay đổi thói quen ăn uống, xây dựng hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách không dùng chung các dụng cụ, thực hiện các thói quen mớm thức ăn,… để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm HP.

Nguồn tổng hợp: BV Tâm Anh, Viện Pasteur, Vinmec, Long Châu    

Trung tâm dịch vụ khách hàng

Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 đến 21:00 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

Email: khachhang@manulife.com

Phí cuộc gọi là 1.000đ/ phút tính từ thời điểm kết nối đến tổng đài

Trung tâm dịch vụ khách hàng

Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 đến 21:00 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

Email: khachhang@manulife.com

Phí cuộc gọi là 1.000đ/ phút tính từ thời điểm kết nối đến tổng đài

Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết