Know more about retirement?
Know more about retirement?
Chuyển đến nội dung chính Chuyển đến nội dung thông báo
Trở về

Bạn đã bao giờ đặt ra các mục tiêu cho bản thân trong tương lai chưa?

10 năm nữa bạn sẽ ra sao? 10 năm  – một hành trình kéo dài cả thập kỷ, tương đương với 5,25 triệu phút của cuộc đời. Tuy nhiên, bạn chỉ dành có một giây để chú tâm vào sức khỏe của mình.

Manulife Asia Care  2024 là cuộc khảo sát về nhận định của người châu Á về sức khỏe thể chất, tinh thần và tài chính trong hiện tại và tương lai. Tại Việt Nam, Manulife đã tiến hành khảo sát với hơn 1.000 người vào tháng 1 năm 2024.

Hãy cùng Manulife xem kết quả của cuộc khảo sát này và tìm hiểu cách Manulife có thể đồng hành cùng bạn trong hành trình xây dựng cuộc sống tốt hơn mỗi ngày nhé!

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy, người Việt Nam không chắc đạt được mức độ mong muốn về sức khỏe thể chất, tinh thần và tài chính.

Trong đó, người Việt Nam chưa tự tin nhất ở tình hình sức khỏe “tài chính” của bản thân trong 10 năm tới, khi mức độ sức khỏe tài chính “mong muốn” và mức độ “dự kiến trong tương lai” có sự khác biệt tới 12 điểm

Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về những thách thức mà người Việt đang phải đối mặt:

00:00 | 00:00
HD

Dưới đây là ba mục tiêu tài chính hàng đầu của người Việt Nam

Mối ưu tiên hàng đầu là trang bị Quỹ khẩn cấp đủ dùng

36%

Có đủ quỹ tiết kiệm khẩn cấp

33%

Bảo hiểm đầy đủ cho các nhu cầu chăm sóc sức khỏe hoặc y tế

30%

Tận hưởng tự do tài chính khi về hưu

77% cho rằng mối đe dọa về mặt tài chính đến từ suy thoái kinh tế

77%

Suy thoái kinh tế

73%

Sức khoẻ giảm sút

72%

Tăng chi phí chăm sóc sức khoẻ

72%

Tăng chi phí sinh hoạt

Người Việt Nam lo ngại nhất về suy thoái kinh tế và sức khoẻ giảm sút. Tại Châu Á, tốc độ tăng trung bình của chi phí chăm sóc sức khỏe trong 12 tháng qua lên tới trên 20%. Điều này dẫn đến sự khác biệt lớn giữa mức độ mong muốn và mức độ dự kiến về sức khỏe tài chính của người Việt Nam.

Đồng thời, chi phí sinh hoạt gia tăng dẫn đến sức mua và thu nhập khả dụng đều giảm. Các chi phí nhu yếu phẩm, chăm sóc sức khỏe, giáo dục trẻ em và di chuyển là nhóm các chi phí có tỷ lệ lạm phát cao nhất đối với người Việt Nam.

Trước tình hình trên, có hơn 58% chọn cắt giảm khoản chi tiêu không thiết yếu thay vì giảm chi phí đầu tư và bảo hiểm.

83% người Việt Nam đồng tình rằng ngay cả trong môi trường lạm phát như hiện nay, bảo hiểm vẫn là điều thiết yếu và cần thiết. Ngoài ra, có 87% đồng tình rằng giá trị bảo vệ của hợp đồng bảo hiểm của họ cần phải theo kịp với chi phí sinh hoạt ngày càng gia tăng.

Người Việt Nam sẽ làm gì để đạt được mục tiêu tài chính của mình trong tình hình lạm phát?

   

69% Tiền tiết kiệm hoặc tiền gửi ngân hàng

45% Bảo hiểm nhân thọ

44% Việc làm thêm

43% Đầu tư bất động sản 

38% Đầu tư cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm tài chính tương tự khác

34% Bảo hiểm tích luỹ hoặc bảo hiểm hỗn hợp

Bất kể mục tiêu mong muốn là gì, có gần 70% số người tham gia khảo sát đều dựa vào tiền tiết kiệm và tiền gửi ngân hàng thay vì các công cụ đầu tư khác để đạt được mục tiêu của mình.

Gần 60% người Việt Nam cắt giảm khoản chi tiêu không thiết yếu để đối phó với tình hình lạm phát

Cắt giảm chi tiêu thường ngày

Cắt giảm chi tiêu đầu tư và bảo hiểm

58% Giảm mức chi tiêu cho các vật dụng không thiết yếu

22% Giảm mức đầu tư vào các sản phẩm tài chính khác nhau

50% Giảm mức tiêu thụ các sản phẩm hoặc dịch vụ xa xỉ 

14% Cắt hoặc giảm chi phí bảo hiểm của bản thân

49% Cắt giảm chi phí ăn uống bên ngoài

14% Cắt hoặc giảm chi phí bảo hiểm của gia đình

46% Giảm số lượng các hoạt động giải trí

 

Tôi có thể làm gì?  

Quản lý tiền mặt thông qua đầu tư

Lịch sử đã chứng minh cổ phiếu, trái phiếu và một số khoản đầu tư tập trung vào thu nhập có thể mang lại lợi nhuận dài hạn vượt xa việc tích trữ tiền mặt hay thậm chí là lạm phát. Mặc dù lợi tức đầu tư từ các loại tài sản này thay đổi theo từng năm, nhưng về lâu dài, lợi tức tích lũy thường vượt qua lạm phát và mức lãi suất hiện hành từ tiền gửi tiết kiệm. 

Đầu tư đều đặn để giảm thiểu tác động của biến động thị trường

Để vượt qua biến động thị trường, các nhà đầu tư có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình bằng chiến lược trung bình hóa chi phí đầu tư. Về lâu dài, chiến lược đầu tư số tiền định kỳ này có thể giảm bớt khoản tiền bạn phải trả cho mục đích đầu tư cũng như giảm thiểu tác động từ các biến động thị trường.