Tư vấn ngay!
Tư vấn ngay!
Chuyển đến nội dung chính Chuyển đến nội dung thông báo
Trở về

Các loại bảo hiểm hiện nay và cách phân biệt cơ bản

Bảo hiểm được chia thành rất nhiều loại sản phẩm theo phương diện đối tượng được bảo hiểm, tính chất hoạt động hoặc phương thức tham gia. Tuy nhiên, cách phân biệt các loại bảo hiểm dễ dàng nhất là theo khía cạnh xã hội và kinh tế. Theo đó bảo hiểm được thành 2 loại chính là bảo hiểm do Nhà nước thực hiện và bảo hiểm thương mại.

Bảo hiểm thương mại

Trên thị trường có 3 loại hình bảo hiểm thương mại bao gồm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe như sau:

1. Bảo hiểm nhân thọ

Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết. Bảo hiểm nhân thọ có 7 nghiệp vụ bảo hiểm sau:

Bảo hiểm sinh kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Bảo hiểm tử kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Bảo hiểm hỗn hợp là nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ.

Bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó.

Bảo hiểm trả tiền định kỳ là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Bảo hiểm hưu trí là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm đạt đến độ tuổi xác định được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Bảo hiểm liên kết đầu tư là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ kết hợp cả 2 yếu tố là bảo vệ rủi ro và đầu tư sinh lời. Hiện các công ty bảo hiểm nhân thọ đang triển khai 2 sản phẩm bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị thuộc nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư.

 

Đăng ký ngay để được tư vấn bảo hiểm miễn phí

2. Bảo hiểm sức khỏe

Bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật, tai nạn, ốm đau, bệnh tật hoặc chăm sóc sức khỏe được doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Trong bảo hiểm sức khỏe có 3 nghiệp vụ bảo hiểm sau:

Bảo hiểm tai nạn con người là sản phẩm bảo hiểm cho những trường hợp bị tổn thương thân thể hoặc tử vong do tai nạn.

Bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế thương mại hay còn gọi là bảo hiểm sức khỏe của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ nhằm mục đích hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh khi người tham gia không may gặp rủi ro ốm đau bệnh tật, tai nạn...

Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe là sản phẩm bảo hiểm hỗ trợ chi phí điều trị và trợ cấp cho người tham gia trong trường hợp ốm đau, bệnh tật, phẫu thuật, tai nạn, thai sản…

Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết

    3. Bảo hiểm phi nhân thọ

    Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ. Trong Bảo hiểm phi nhân thọ được chia thành các nghiệp vụ bảo hiểm sau:

    Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại: Bảo hiểm tài sản là sản phẩm bảo hiểm cho đối tượng tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.

    Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường hàng không.

    Bảo hiểm hàng không: “Bảo hiểm hàng không là bảo hiểm dành riêng cho hoạt động của máy bay và những rủi ro liên quan đến quá trình vận chuyển bằng đường hàng không (bao gồm hàng hóa và con người)”

    Bảo hiểm xe cơ giới là sản phẩm bảo hiểm dành cho xe cơ giới nhằm bồi thường cho chủ xe khi không may xảy ra rủi ro liên quan đến con người, chiếc xe hoặc hàng hóa trên xe. Ngoài bảo hiểm bắt buộc, chủ xe cơ giới và có thể mua thêm sản phẩm tự nguyện: Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe; Bảo hiểm tai nạn lái, phụ xe và người ngồi trên xe; Bảo hiểm của chủ xe đối với hàng hoá vận chuyển trên xe.

    Bảo hiểm cháy, nổ là sản phẩm bồi thường cho các thiệt hại xảy ra đối với tài sản của cơ sở được bảo hiểm khi không may xảy ra rủi ro cháy, nổ.

    Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu: Bảo hiểm thân tàu là sản phẩm bồi thường cho các thiệt hại xảy ra đối với thân vỏ tàu, máy móc và trang thiết bị tàu do những hiểm họa của biển/sông nước gây ra, hoặc do những tai nạn bất ngờ. “Bảo hiểm Trách nhiệm dân sự chủ tàu là bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến những trách nhiệm và các chi phí theo luật định mà chủ tàu, người quản lý, người điều hành, người thuê tàu (không kể người thuê tàu chuyến) phải chi trả đối với các thiệt hại của người thứ ba do quá trình hoạt động của tàu, thuyền gây ra, bao gồm cả thiệt hại về con người và tài sản.”

    Bảo hiểm trách nhiệm là sản phẩm bảo hiểm cho các rủi ro liên quan đến những trách nhiệm pháp lý hay nghĩa vụ bồi thường các thiệt hại do lỗi của người được bảo hiểm làm tổn hại cho các tổ chức, cá nhân khác.

    Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính: Bảo hiểm tín dụng là sản phẩm bảo hiểm cho những khoản vay giúp người đi vay trả nợ ngân hàng khi không may gặp rủi ro bất ngờ.

    Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh là nghiệp vụ bảo hiểm cho những rủi ro về tài sản trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

    Bảo hiểm nông nghiệp là loại hình bảo hiểm cho đối tượng sản xuất trong ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, theo đó bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm (Theo Nghị định về Bảo hiểm nông nghiệp).

    Xem thêm: Các quyền lợi của Hợp đồng bảo hiểm bên Manulife

    Bảo hiểm do Nhà nước thực hiện

    1. Bảo hiểm tiền gửi

    Theo luật Bảo hiểm tiền gửi, Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.

    Theo Quyết định 21/2017/QĐ-TTg mới nhất của Thủ tướng Chính phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi thì "Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75.000.000 đồng (Bảy mươi lăm triệu đồng).

    2. Bảo hiểm y tế

    Theo luật bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.

    Theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2014, mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng hoặc mức lương cơ sở… tùy từng đối tượng. Nhưng Nhà nước hỗ trợ từ 30% -100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho một số đối tượng như người có công với cách mạng, hộ gia đình cận nghèo, học sinh sinh viên...

    3. Bảo hiểm xã hội

    Theo luật Bảo hiểm xã hội: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

    Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia. Mức đóng hằng tháng của người lao động Việt Nam bằng 8% mức tiền lương tháng/ lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

    Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

    Các chế độ của bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử tuất. Các chế độ của bảo hiểm xã hội tự nguyện là hưu trí và tử tuất.

    Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!

    Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết

    Bài viết liên quan:

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:30 đến 17:30 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:30 đến 17:30 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết