Nắm rõ các nguyên tắc trong bảo hiểm nhân thọ giúp bạn bảo đảm tối đa được quyền lợi cũng như tránh gặp phải những rắc rối không cần thiết.
Trước khi bàn về các nguyên tắc phải tuân thủ khi giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bạn nên tìm hiểu hợp đồng bảo hiểm là gì?
Theo đó, hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra theo như thỏa thuận trong hợp đồng.
Việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự và các nguyên tắc sau đây:
Nguyên tắc này chỉ ra rằng, bảo hiểm nhân thọ chỉ bảo hiểm cho những rủi ro bất ngờ, ngẫu nhiên, không lường trước được chứ không bảo hiểm cho những rủi ro chắc chắn xảy ra hoặc đã xảy ra.
Ví dụ như trước khi bạn tham gia bảo hiểm Hành Trình Hạnh Phúc, bạn đã có bệnh nền sẵn, ví dụ:
Như vậy thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không chi trả quyền lợi cho trường hợp này. Và để tránh rắc rối, bạn nên kê khai đầy đủ về tình hình bệnh của mình trước khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Nguyên tắc này giúp loại bỏ các trường hợp trục lợi bảo hiểm, gây ảnh hưởng đến người tham gia cũng như doanh nghiệp bảo hiểm.
Các bên tham gia hợp đồng bảo hiểm phải cung cấp thông tin, thực hiện các quyền và nghĩa vụ một cách trung thực nhất, trên cơ sở tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm
Khai báo trung thực, chính xác không chỉ là nghĩa vụ mà còn là lá chắn bảo vệ quyền lợi bảo hiểm người tham gia một cách chắc chắn. Bởi hợp đồng bảo hiểm là cam kết dài hạn giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, vì vậy việc khai báo đầy đủ và chính xác thông tin về sức khỏe, thông tin cá nhân...chính là một trong các cơ sở để doanh nghiệp bảo hiểm xem xét chấp nhận hay từ chối bảo hiểm cũng như đây là một điều kiện để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm và đảm bảo quyền lợi của mình.
Nếu người mua bảo hiểm cố tình khai báo sai sự thật nhằm trục lợi bảo hiểm khi có rủi ro xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền không bồi thường cũng như hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Ví dụ như bạn có nhu cầu tham gia sản phẩm Hành Trình Hạnh Phúc của Manulife, bạn có bệnh nền về huyết áp sẵn từ nhiều năm trước nhưng hiện tại đã ổn hơn, vì suy nghĩ như vậy nên bạn đã không khai báo khi làm hồ sơ.
Việc không khai báo này cực kỳ nguy hiểm, vì nếu chẳng may trong tương lai bệnh tái phái và phát sinh yêu cầu bồi thường thì có nhiều khả năng doanh nghiệp bảo hiểm có thể từ chối không giải quyết quyền lợi bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm vẫn là bên phải chịu trách nhiệm cuối cùng cho việc kê khai của mình, do đó phải luôn cẩn trọng, trung thực để kê khai chính xác toàn bộ thông tin, nhất là những thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm để tránh rắc rối sau này.
Đăng ký ngay để được tư vấn miễn phí
Không chỉ người tham gia bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải thực hiện nguyên tắc trung thực tuyệt đối, phải cung cấp đầy đủ và chính xác, đồng thời giải thích rõ ràng các thông tin, điều khoản, nghĩa vụ, quyền lợi có trong hợp đồng bảo hiểm, nhất là các điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm nguyên tắc này, khách hàng hoàn toàn có quyền hủy bỏ hợp đồng, được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
Điều 34 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định rõ Quyền lợi có thể được bảo hiểm của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe như sau:
Bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm đối với những người sau đây:
Bản thân bên mua bảo hiểm;
Vợ, chồng, cha, mẹ, con của bên mua bảo hiểm;
Anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm;
Người có quyền lợi về tài chính hoặc quan hệ lao động với bên mua bảo hiểm;Người được bảo hiểm đồng ý bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm mua bảo hiểm sức khỏe cho mình.
Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ là con người, mà giá trị của con người thì không thể đo lường bằng tiền bạc hay thay thế. Vì vậy, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không có mục đích bồi thường, vì thiệt hại trong trường hợp này không quy thành tiền được.
Do đó, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm sẽ thỏa thuận trước số tiền bảo hiểm và việc ấn định trước khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả cho bên mua bảo hiểm khi có sự kiện xảy ra được gọi là nguyên tắc khoán.
Khi bên mua bảo hiểm gặp phải sự kiện bảo hiểm, người thụ hưởng sẽ nhận được số tiền chi trả dựa trên số tiền đã thỏa thuận trong hợp đồng. Việc chi trả này không nhằm mục đích bồi thường thiệt hại mà là thực hiện cam kết theo mức khoán mà hợp đồng đã quy định.
Theo quy định mới của Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 thì số tiền bồi thường mà người được bảo hiểm nhận được không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng.
Với bài viết trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quan nhất về nguyên tắc hoạt động của bảo hiểm nhân thọ, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất khi tham gia.
Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!
Bài viết liên quan:
Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí