Từ ngày 01/07/2019, mức lương cơ sở được tăng lên 1,49 triệu đồng/tháng nên mức trợ cấp thai sản sinh đôi cũng tăng theo. Vì vậy, người lao động nên thường xuyên cập nhật chế độ thai sản sinh đôi để đảm bảo quyền lợi của mình.
Chế độ thai sản sinh đôi luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động, đặc biệt lao động nữ mang song thai. Chế độ này cũng liên tục được điều chỉnh để gia tăng lợi ích cho người tham gia bảo hiểm xã hội. Cụ thể lao động nữ sẽ được nghỉ chế độ thai sản và nhận tiền trợ cấp, chi phí sinh con theo quy định.
Lao động nữ sẽ được nghỉ để đi khám thai và dưỡng sức sau sinh với số lượng ngày nghỉ được quy định như sau:
Mẹ bầu sẽ được nghỉ việc đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày. Trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
(Căn cứ Điều 32, Luật bảo hiểm xã hội 2014)
Căn cứ Khoản 1 Điều 34, Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sinh con của lao động nữ như sau:
“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng”
Như vậy, lao động nữ khi sinh đôi được nghỉ 7 tháng để chăm sóc con nhỏ.
Căn cứ Điều 38, Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014, Lao động nữ sinh đôi sẽ nhận được tiền trợ cấp một lần và tiền hưởng chế độ thai sản khi nghỉ sinh.
“Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi”
“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản”
Vậy, mức hưởng chế độ thai sản sinh đôi với lao động nữ được tính theo công thức sau:
Mức hưởng = (100% x Mbq6t x Số tháng nghỉ việc do sinh con) + 4 x Lương cơ sở
Trong đó, Mbq6t là mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng quyền lợi thai sản.
Ví dụ:
Quá trình đóng bảo hiểm xã hội của chị X như sau:
>> Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 06 tháng trước khi nghỉ sinh được tính như sau:
(3 x 5.000.000 + 3 x 6.000.000)/6 = 5.500.000 đồng
Chị X sinh đôi nên theo quy định chị X sẽ được nghỉ 7 tháng. Vậy số tiền thai sản trong thời gian nghỉ sinh của chị X được tính như sau:
5.500.000 x 7 = 38.500.000 đồng.
Mặt khác, căn cứ Khoản 2, Điều 3, Nghị định 38/2019/NĐ-CP thì từ ngày từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng nên mức trợ cấp một lần mà chị X nhận được là:
1.490.000 x 4 = 5.960.000 đồng.
>> Vậy tổng số tiền trợ cấp thai sản sinh đôi chị X nhận được là:
38.500.000 + 5.960.000 = 44.460.000 đồng.
Ngoài ra, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì lao động nữ sinh đôi được nghỉ tối đa 10 ngày. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở (Căn cứ Điều 41, Luật bảo hiểm hiểm xã hội 2014).
Mức lương cơ sở hiện tại là 1.490.000 >> Tiền dưỡng sức, phục hồi mỗi ngày là:
30% x 1.490.000 = 447.000 đồng
Ngoài việc tham gia bảo hiểm xã hội để nhận được những quyền lợi trên, cha mẹ nên tham gia bảo hiểm cho bé để tích lũy tài chính cho tương lai học vấn của con ngay từ trong bụng mẹ
Như vậy, chế độ thai sản sinh đôi tạo điều kiện tốt nhất cho cha mẹ làm tròn thiên chức của mình trong giai đoạn đầu đời của các con. Người lao động hãy cập nhật thông tin mới nhất về cách tính tiền thai sản, thời gian hưởng chế độ để đảm bảo quyền lợi của mình.
Xem thêm: Các quyền lợi của Hợp đồng bảo hiểm
Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!
Bài viết liên quan:
Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí