Dị tật bẩm sinh là những bất thường về nhiễm sắc thể, cấu trúc hoặc chức năng trong quá trình mang thai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ sau này. Vậy cách phòng tránh dị tật bẩm sinh như thế nào?
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Nguyễn Bá Sơn - Trưởng Phòng Di truyền MEDLATEC chia sẻ: "Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng số trẻ em mắc dị tật bẩm sinh ngày càng gia tăng với tỷ lệ 1/33. Điều đó có nghĩa cứ 33 trẻ được sinh ra, 1 bé mắc dị tật bẩm sinh".
Bác sĩ Sơn cũng cho biết, trẻ mắc dị tật bẩm sinh thường rất khó điều trị. Tùy mức độ nặng nhẹ của loại dị tật mà trẻ mắc phải quyết định đến khả năng sống, tuổi thọ, sinh hoạt và sự hòa nhập với cộng đồng của trẻ. Vì vậy, để sinh ra những người con khỏe mạnh, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Lệ - Khoa Sản Phụ Khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng khuyên mẹ bầu trước khi có dự định mang thai nên khám sức khỏe tổng quát để phát hiện và điều trị những căn bệnh nguy hiểm có ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Khi thăm khám, mẹ bầu cũng được tư vấn những mũi tiêm phòng cần thiết như cúm, rubella, viêm gan B… để phòng ngừa rủi ro về sức khỏe của mẹ và thai nhi trong thời kỳ mang thai. Hãy thông báo với bác sĩ về tiền sử bệnh gia đình để được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết.
Sàng lọc trước sinh là phương pháp y học hiện đại nhằm phát hiện và chẩn đoán nguy cơ gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi trong giai đoạn sớm, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương án xử lý cũng như lời khuyên tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi.
Bác sĩ Bùi Đức Lâm – Trưởng Khoa Sản, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn phân tích: “Khi mang thai, sản phụ thường lo lắng về những căn bệnh từ rối loạn nhiễm sắc thể gây các dị tật như: Bất thường cặp nhiễm sắc thể số 21, gây nên hội chứng Down (thiểu năng trí tuệ, bất thường tim mạch, tiêu hoá và các cơ quan khác), bất thường cặp nhiễm sắc thể số 18 gây hội chứng Edwards (ảnh hưởng nhiều cơ quan của thai nhi, gây tử vong thai nhi, tử vong sớm sau sinh), bất thường cặp nhiễm sắc thể 13 gây hội chứng Patau (gây sảy thai, thai lưu hoặc tử vong sớm sau sinh, trẻ sống sót bị khuyết tật lớn về não như não nhỏ, não thất duy nhất và nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe). Tùy thuộc vào từng thời điểm, bác sĩ sẽ tiến hành sàng lọc trước sinh bằng các xét nghiệm và phương tiện chẩn đoán hình ảnh riêng giúp phát hiện được những dị tật bẩm sinh của bé”.
Do đó, mẹ bầu cần khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, đặc biệt không nên bỏ qua 3 mốc siêu âm quan trọng như:
Theo BS. Dương Ngọc Vân, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết, có một số xét nghiệm khác giúp phát hiện dị tật thai nhi mà mẹ bầu nên thực hiện nếu có chỉ định của bác sĩ:
Theo Bác sĩ Nguyễn Bá Sơn để sinh ra những đứa trẻ thông minh, khỏe mạnh, việc thiết lập một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học là rất cần thiết. Khi có dấu hiệu mang thai nên đến cơ sở y tế làm xét nghiệm hoặc siêu âm để có kết quả chính xác. Từ đó có kế hoạch chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng tốt nhất trong giai đoạn quan trọng này. Đừng quên trang bị đầy đủ kiến thức về mang thai và sinh con để chào đón con yêu chào đời trong sự chuẩn bị chu đáo. Điều đó có thể giúp mẹ bầu giảm bớt áp lực tâm lý, đặc biệt khi sinh con đầu lòng.
Để phòng tránh dị tật bẩm sinh, các cặp vợ chồng nên khám sức khỏe tổng quát trước khi mang thai, đồng thời khám thai định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, nên chuẩn bị tài chính để dự phòng những tình huống rủi ro như mẹ gặp phải biến chứng thai sản hoặc con sinh ra mắc phải dị tật bẩm sinh… Mọi sự chuẩn bị trước sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn với kế hoạch mang thai.
Xem thêm: Gói bảo hiểm cho mẹ bầu và Thông tin dịch vụ, thẻ bảo lãnh viện phí
Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!
Bài viết liên quan:
Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí