Tư vấn ngay!
Tư vấn ngay!
Chuyển đến nội dung chính Chuyển đến nội dung thông báo
Trở về

Cha mẹ nên làm gì để dạy con chậm nói hiệu quả?

Khi phát hiện con có biểu hiện chậm nói, cha mẹ nên bình tĩnh tìm ra phương pháp phù hợp nhất giúp con nói chuyện được nhiều hơn. Hãy kiên trì dạy con học nói để nhìn thấy sự tiến bộ mỗi ngày của con.

Khi con bị chậm nói so với các bé cùng tuổi, chắc chắn cha mẹ nào cũng rất lo lắng. Tuy nhiên, cha mẹ hãy yên tâm vì nếu áp dụng đúng phương pháp chữa trị con yêu của bạn sẽ nói được nhiều hơn và phát triển bình thường như bao bạn bè cùng trang lứa. Để quá trình dạy con chậm nói có kết quả tốt, cha mẹ cần biết 8 điều sau:

1. Nên đưa con đi khám

Trước tiên, cha mẹ hãy cho con đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao trẻ lại chậm nói, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất với con yêu của bạn. Trường hợp mọi bộ phận trên cơ thể con đều phát triển bình thường có thể con chậm nói là do tâm lý. Tuy nhiên, chỉ có bác sĩ mới kết luận được chính xác nguyên nhân khiến con bạn chậm nói là gì.

2. Nói chuyện với con nhiều hơn

Việc giao tiếp với trẻ hàng ngày sẽ làm tăng mức độ thân thiết, gắn bó tình cảm giữa cha mẹ và con cái. Nên thực hiện điều này càng sớm càng tốt bởi ngay từ giai đoạn 3 - 6 tháng tuổi trẻ đã biết hóng chuyện và tập nói những chữ đơn giản. Vì vậy, ngay từ khi chăm sóc trẻ sơ sinh, cha mẹ nên nói với con nhiều hơn để con làm quen dần với âm thanh.

Khi nói chuyện, cha mẹ nên nói chậm, phát âm rõ ràng để con có thể nghe và phản ứng lại, đồng thời con sẽ dễ dàng bắt chước những lời nói đó hơn. Bạn có thể kết hợp thêm các động tác tay khi nói để con cảm thấy thích thú khi làm theo. Ví dụ, dạy con nói từ “bai bai” cha mẹ vừa nói vừa đưa tay con lên vẫy vẫy, thường xuyên làm lại hành động ấy để hình thành thói quen, gặp những tình huống tương tự, con yêu sẽ có phản ứng ngay mà không cần cha mẹ nhắc nữa.

Ngoài ra, bạn có thể nói với trẻ về những việc mình đang làm để con dễ hình dung hơn lời nói đó có nghĩa là gì. Ví dụ, bạn có thể nói “mẹ nhặt rau để nấu cơm nhé" hay “mẹ tắm cho Bin nhé”... Cha mẹ hãy nói rõ từng từ một để trẻ dễ học theo. Trong trường hợp trẻ không có phản ứng với những chuyện mà bạn đang nói thì cũng đừng buồn và đừng vội bỏ cuộc. Chỉ cần cha mẹ kiên trì nói chuyện với con, bạn sẽ bất ngờ vì số lượng từ mà con có thể nói được.

3. Khen ngợi để trẻ thích nói chuyện

Bất cứ hành động nào của trẻ được khen ngợi, trẻ sẽ thích làm điều đó nhiều lần hơn. Quá trình học nói của trẻ cũng vậy, khi nói chuyện với con, cha mẹ nên khen ngợi nếu con phát âm được những từ mà mình dạy. Có thể chỉ là những tràng vỗ tay nhưng đem lại tiếng cười, sự thích thú cho trẻ. Đây là một trong những cách tốt nhất để động viên, khuyến khích trẻ nói nhiều hơn mỗi ngày.

4. Tạo môi trường để con nói nhiều hơn

Hãy cho con đến những nơi có nhiều bạn tầm tuổi của con để con được chơi đùa vui vẻ. Có thể khi mới gặp nhau, các con sẽ hơi rụt rè và ít nói, nhưng cha mẹ hãy làm cầu nối cho con và các bạn bằng cách tạo ra các trò chơi để bọn trẻ có thể chơi chung. Chắc chắn các con sẽ trở nên thân thiết và nói chuyện nhiều hơn.

Hơn nữa, trẻ con rất dễ bắt chước các hành động, lời nói của nhau, nên chắc chắn việc làm này có tác động tích cực đến quá trình học nói của bé. Cha mẹ hãy cho con đi học, chơi chung với các bạn gần nhà… để nhìn thấy rõ sự thay đổi của con mỗi ngày.

5. Dạy con học, đọc sách cho con nghe

Cha mẹ có thể mua bộ thẻ về các con vật, loài hoa, ô tô… để dạy bé học. Nên hỏi bé bằng những câu đố để bé đoán xem đó là hình gì. Nếu con đoán đúng hãy khen ngợi để con thích thú hơn với việc học. Nên tạo nhiều trò chơi để việc học kiến thức, học nói của con hiệu quả hơn. Tuy nhiên, thời gian học mỗi lần không nên quá dài để con không bị chán.

Ngoài ra, đọc truyện cho con nghe cũng là cách để con học được nhiều từ mới hơn. Sách dành cho trẻ em thường được viết với ngôn từ đơn giản, dễ hiểu, thông qua những câu chuyện cha mẹ có thể giáo dục con, dạy cho con biết cách mà mọi người nói chuyện với nhau như thế nào.

6. Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ

Trong quá trình tập nói có thể bé sẽ nói sai, nói ngọng nhiều. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không bắt chước những từ ngữ mà trẻ nói sai. Làm như vậy có thể hình thành thói quen phát âm không chuẩn, về sau rất khó để sửa cho bé.

7. Không nôn nóng khi dạy con chậm nói

Nhiều cha mẹ chỉ muốn con nói được càng nhiều càng tốt, nên dạy con những câu dài, phức tạp. Tuy nhiên, con lại không thể nói lại được toàn bộ câu đó, thậm chí chỉ nói được 1 từ cuối cùng nghe được. Sự nôn nóng của cha mẹ lúc này chỉ mang lại những trạng thái cảm xúc tiêu cực như thất vọng, chán nản dẫn đến hành động quát mắng con. Cha mẹ nên hiểu rõ hơn về tình trạng chậm nói của con mình để dạy những câu nói có độ dài vừa phải. Đừng ép con phải nói được nhiều như mình mong muốn vì như vậy con sẽ mắc tâm lý sợ nói. Khi đó, việc dạy con chậm nói sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều vì phải điều trị thêm về mặt tâm lý cho con.

8. Hạn chế cho con xem điện thoại, tivi nhiều

Không nên cho con xem điện thoại, tivi nhiều vì trẻ chỉ nghe, nhìn chứ không tương tác nói chuyện qua lại. Điều đó, không có tác động tích cực nào đến quá trình học nói của bé. Những chương trình hấp dẫn trên các thiết bị thông minh sẽ thu hút bé hơn khiến bé không thích thú với những sự vật, sự việc xung quanh mình. Hơn nữa, xem tivi, điện thoại nhiều con dễ mắc các tật về mắt như cận thị, loạn thị, lác…

Việc dạy con chậm nói cần rất nhiều thời gian và sự kiên trì của cha mẹ. Hãy dành thời gian nhiều hơn để nói chuyện, chơi đùa cùng con, dạy con nói những từ đơn giản nhất rồi từng ngày cảm nhận sự thay đổi tích cực từ con yêu của mình.

Là cha mẹ ai cũng mong muốn con yêu được khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Việc chuẩn bị tài chính cho tương lai của con là điều rất cần thiết để con yêu có đủ điều kiện thực hiện ước mơ, dự định của mình. Tham gia bảo hiểm cho con là giải pháp toàn diện khi vừa tích lũy cho tương lai của con đồng thời bảo vệ con yêu trước các rủi ro trong cuộc sống. Khi dành tặng món quà này cho con yêu, cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm vì nếu có rủi ro xảy ra thì kế hoạch học vấn và cuộc sống của con luôn được đảm bảo. Đây cũng là cách giúp con có cái nhìn trực quan về tài chính, nâng cao nhận thức về việc tiết kiệm tài chính cho tương lai. Hãy dành tặng món quà này cho con, vì con yêu của bạn xứng đáng nhận được những điều tốt đẹp nhất.

 

Xem thêm: Dịch vụ bảo lãnh viện phí của Manulife.

Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!

Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết

    Bài viết liên quan:

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:30 đến 17:30 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:30 đến 17:30 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn bảo hiểm miễn phí!

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết