Tư vấn ngay!
Tư vấn ngay!
Chuyển đến nội dung chính Chuyển đến nội dung thông báo
Trở về

Có nên cho con tiền tiêu vặt từ sớm?

Nhiều cha mẹ cho rằng không nên cho con tiếp xúc với đồng tiền quá sớm. Tuy nhiên, cho trẻ tiền tiêu vặt một cách hợp lý là một trong những phương pháp hiệu quả để giáo dục con về tài chính.

Việc con xin tiền tiêu vặt không phải vấn đề xa lạ với nhiều gia đình có con đang ở độ tuổi đi học. Liệu cha mẹ có nên cho con tiền trong giai đoạn trẻ chưa có những hiểu biết cơ bản về tiền bạc?

Chị Dung (Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi không cho con mang tiền đi học vì không muốn con mua đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, nhưng hôm trước khi đón con tôi thấy cháu khóc bảo các bạn trong lớp ai cũng có tiền mua đồ ăn, miếng dán hình công chúa chỉ mình con là không có. Tôi có gợi ý là mẹ sẽ chuẩn bị một ít đồ ăn vặt từ nhà cho con nhưng con không chịu, ngày nào cũng ăn vạ, khóc lóc, không chịu đi học làm tôi rất mệt mỏi”.

Chị Linh (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng đang đau đầu vì trường hợp của cậu con trai hợp lớp 5: "Từ trước đến nay tôi chưa từng cho cháu tiền tiêu vặt vì tất cả nhu cầu của con tôi đều lo đầy đủ. Tuần trước, cô giáo của cháu gọi điện bảo cháu lấy tiền của bạn làm tôi thấy rất sốc. Buổi tối hôm đó tâm sự với cháu thì cháu vừa khóc vừa kể, mấy bạn mua bánh kẹo vào giờ ra chơi nhưng xin mãi các bạn không cho nên đã lấy tiền của bạn để đi mua. Trước đây, cháu đã từng mấy lần xin tiền tiêu vặt nhưng tôi không cho. Giờ cháu lại mắc sai lầm như vậy làm tôi không biết nên làm thế nào”.

Như vậy, nếu trẻ không được giáo dục về tiền bạc sẽ có rất nhiều vấn đề xảy ra. Nhiều cha mẹ cho rằng cho con tự tiêu tiền ở độ tuổi quá nhỏ là điều không nên bởi ở độ tuổi này con chưa hiểu về giá trị của đồng tiền, dễ bị những cám dỗ bởi đồ ăn vặt, các món đồ chơi hoặc dùng tiền chơi điện tử. Từ đó có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con do ăn đồ ăn không đảm bảo, xao nhãng việc học hành trên lớp…

Theo Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy việc cha mẹ không cho con tiền tiêu vặt không phải là giải pháp tốt nhất cho con. Khi con quá tò mò mà bị ngăn cấm thì sẽ dẫn đến những hành động tự phát như lấy trộm tiền để tiêu xài như các bạn. Nếu con có tiền mà không được định hướng cách sử dụng thì còn nguy hiểm hơn. Vì vậy, cha mẹ đừng quá lo lắng về vấn đề cho con tiền tiêu vặt mà đánh mất cơ hội dạy con chi tiêu, tiết kiệm tiền một cách hợp lý.

Dạy con dùng tiền như thế nào?

Bill Engel - Chuyên viên kế hoạch tài chính người Mỹ cho rằng một trong những cách tốt nhất để thiết lập nền tảng tài chính cho trẻ là tạo cho con cơ hội được tự quản lý tiền khi còn nhỏ: “Muốn có đồ chơi mới, muốn đi chơi với bạn... trẻ cần phải làm việc và tiết kiệm tiền. Trẻ sẽ có ý thức hơn về giá trị của tiền, sẽ giảm chi tiêu phù phiếm khi chúng được tự quản tiền". Việc làm này sẽ là cơ hội để trẻ học cách lập ngân sách chi tiêu và có trách nhiệm hơn với số tiền của mình. Cha mẹ sẽ là những người thầy tiên phong dạy con về tài chính để con biết quý trọng giá trị của lao động, của tiền bạc.

Khi được hỏi làm thế nào để dạy con tốt nhất về tài chính, Harry Markowitz - Một nhà kinh tế học của Hoa Kỳ cũng cho rằng, dạy con về những giới hạn của ngân sách là điều rất quan trọng: "Thứ duy nhất tôi đã dạy con về tài chính khi chúng đang lớn là cho chúng một khoản trợ cấp nhưng chúng không thể mua mọi thứ mình muốn. Qua bài học đó, chúng sẽ hiểu được giá trị của tiền bạc".

Theo một khảo sát của công ty T Rowe Price có trụ sở tại Baltimore, Maryland, Mỹ có tới 51% trẻ sẽ tiêu ngay số tiền trợ cấp từ cha mẹ. Vì vậy, bên cạnh việc cho con được tự quản lý một số tiền riêng hãy dạy con cách tiết kiệm để thực hiện một mục tiêu nào đó như mua đồ dùng học tập, mua đồ chơi…

Hơn nữa, số tiền mà cha mẹ cho con nên phù hợp với từng độ tuổi. Hãy nói với con rằng con chỉ được chi tiêu trong giới hạn đó. Thực tế không có một con số cụ thể nào cho vấn đề nên đưa cho trẻ bao nhiêu tiền tiêu vặt mỗi ngày là hợp lý, bởi mỗi gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau nên số tiền có thể chu cấp cho con cũng khác nhau. Tuy nhiên, cha mẹ có thể dựa vào hai yếu tố để xem xét giới hạn chi tiêu của con như: Điều kiện kinh tế của gia đình và nhu cầu trong từng độ tuổi. Đơn cử như khi con đang ở độ tuổi mầm non mọi hoạt động ăn uống, mua sắm đều do cha mẹ lo nên cho con tiền tiêu vặt sẽ hạn chế hơn trong giai đoạn này, tuy nhiên cha mẹ vẫn nên cho con những đồng tiền lẻ để con làm quen với tiền bạc. Khi con lớn có thể cho con một khoản tiền nhỏ để con học cách chi tiêu phù hợp.

Sẽ có nhiều ý kiến trái chiều về vấn đề có nên cho con tiền tiêu vặt không, nhưng dù ở quan điểm nào cha mẹ đều mong muốn con yêu được học tập, phát triển trong môi trường lành mạnh và an toàn nhất. Vì vậy, đừng quên dạy những kiến thức cơ bản về tiền bạc vì đó là nền tảng giúp con dễ dàng đưa ra những quyết định tài chính trong lai.

Xem thêm: Dịch vụ chăm sóc khách hàngBảo hiểm tiết kiệm của Manulife.

Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!

Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết

    Bài viết liên quan:

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 đến 21:00 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Phí cuộc gọi là 1.000đ/ phút tính từ thời điểm kết nối đến tổng đài

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 đến 21:00 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Phí cuộc gọi là 1.000đ/ phút tính từ thời điểm kết nối đến tổng đài

    Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết