Chứng khoán hiện là kênh đầu tư được quan tâm nhất hiện nay nhờ khả năng sinh lời và dễ dàng tiếp cận thông tin. Tuy nhiên, liệu chứng khoán có là kênh đầu tư hiệu quả trong thời kỳ xảy ra khủng hoảng?
Đầu tư chứng khoán sẽ mang lại lợi nhuận cho người tham gia nhờ chênh lệch giá hoặc hưởng cổ tức. Chứng khoán có thể tăng hoặc giảm, đặc biệt là cổ phiếu. Vì vậy, trong khả năng sinh lời luôn tiềm ẩn rủi ro.
Việc tăng giá chứng khoán phụ thuộc yếu tố cơ bản và kỹ thuật. Trong đó, các yếu tố cơ bản đến từ nền kinh tế vĩ mô, chính trị, ngành nghề, khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Yếu tố kỹ thuật kể đến từ mức cung cầu thị trường, thị yếu nhà đầu tư.
Nhà đầu tư có thể thành công trên thị trường nếu như có khả năng phán đoán, phân tích tốt. Khi đã chuẩn bị đầy đủ kiến thức, tâm lý sẵn sàng, nhà đầu tư hoàn toàn có thể tìm đến chứng khoán mà không phải lo ngại bất cứ điều gì.
Khi xảy ra khủng hoảng, đầu tư chứng khoán có là lựa chọn tốt?
Việc đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng và được hỗ trợ bởi nhiều thông tin tốt từ Chính phủ, ngành, doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị trường vẫn luôn có diễn biến phức tạp và thực tế cho thấy khi gặp những biến cố lớn thì việc sụp đổ hoàn toàn có thể xảy ra.
Nhìn từ hiện tại là dịch bệnh do Covid-19 gây ra, trước đó là khủng hoảng tài chính năm 2008 với bắt nguồn từ sự đổ vỡ liên quan thị trường bất động sản tại Mỹ, xa hơn nữa là thời kỳ bong bóng dotcom đầu năm 2000 ảnh hưởng từ cổ phiếu công nghệ. Thị trường chứng khoán các giai đoạn này đều ghi nhận mức giảm lớn, gây thiệt hại nặng nề cho nhà đầu tư.
Với diễn biến xấu, nền kinh tế suy thoái, các doanh nghiệp đối mặt với nhiều khó khăn và có nguy cơ thua lỗ hoặc phá sản. Cổ phiếu là đại diện giá trị của doanh nghiệp sẽ có chiều hướng đi xuống, phản ánh đúng những gì đang diễn ra. Nắm giữ cổ phiếu có thể làm giảm giá trị tài sản của nhà đầu tư. Cổ tức được nhận bị ảnh hưởng nếu doanh nghiệp không có lợi nhuận.
Lúc này, nhà đầu tư có thiên hướng tìm đến các loại hình khác ngoài cổ phiếu như trái phiếu nhờ đặc tính ít rủi ro và vẫn duy trì được lợi nhuận. Tuy nhiên, lợi suất thực nhận từ trái phiếu có thể giảm đi trong giai đoạn này. Hình thức đầu tư chứng khoán khác như thông qua quỹ đầu tư là lựa chọn khi loại hình này được quản lý rủi ro chặt chẽ bởi các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính tại nhà quản lý quỹ. Dù vậy, việc thị trường đi xuống cũng khiến danh mục đầu tư của quỹ suy giảm. Bù lại, các nhà quản lý quỹ có thể điều chỉnh hợp lý hơn cho danh mục, nắm giữ nhiều loại tài sản ít rủi ro khác để đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư.
Để đương đầu với diễn biến xấu, nhà đầu tư nên giữ vững tâm lý và phân tích kỹ lưỡng những gì cần làm. Bảo vệ nguồn vốn sẽ là việc ưu tiên, trong đó chấp nhận một khoản lỗ nhỏ bằng cách tạm thời rời khỏi thị trường cần được tính đến. Ở khía cạnh khác, “trong rủi ro luôn có cơ hội”, nhà đầu tư lúc này có thể tìm ra những cổ phiếu tốt với mức giá rẻ hơn và chờ đợi tăng giá vào thời điểm thị trường phục hồi. Nhà đầu cần xem xét các cổ phiếu của doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt, đủ tiềm lực vực dậy sau giai đoạn khủng hoảng.
Chu kỳ của một nền kinh tế chỉ ra rằng sau mỗi cuộc khủng hoảng kéo dài, thị trường sẽ tạo đáy, bước vào giai đoạn hồi phục và sau đó tăng trưởng trở lại. Điều này hoàn toàn chính xác nếu nhìn vào thị trường chứng khoán của nước ta đã tạo đỉnh sau 10 năm kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008. Vì vậy, sau cơn khủng hoảng sẽ luôn tiềm ẩn cơ hội cho các nhà đầu tư.
Nhà đầu tư có thể tìm tới loại hình nào khác?
Trong hoàn cảnh đối mặt thị trường xấu, việc linh động trong sử dụng vốn cần được thực hiện. Các kênh an toàn hơn nên được tính đến như gửi tiết kiệm ngân hàng hay lưu trữ hàng hóa, kim loại quý có giá trị như vàng.
Một phương pháp khác có thể cân nhắc đó là tìm đến kênh bảo hiểm để hưởng những quyền lợi khi đối mặt rủi ro. Trong đó, nhà đầu tư có thể chọn lựa hình thức bảo hiểm nhân thọ kết hợp đầu tư tài chính để vừa nhận chính sách bảo hiểm bên cạnh được cam kết lãi suất đầu tư ổn định, qua đó vẫn duy trì khả năng sinh lời từ nguồn vốn của mình.
Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!
Bài viết liên quan:
Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí