Nguồn: The Bank
Quỹ hưu trí tự nguyện được hình thành từ phí bảo hiểm và là tập hợp các tài khoản bảo hiểm hưu trí của người được bảo hiểm. Vậy ai được tham gia quỹ hưu trí tự nguyện?
Điều 3 Thông tư 115/2013/TT-BTC hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và Quỹ hưu trí tự nguyện do Bộ Tài chính ban hành có quy định về Quỹ hưu trí tự nguyện như sau:
1. Quỹ hưu trí tự nguyện được hình thành từ phí bảo hiểm và là tập hợp các tài khoản bảo hiểm hưu trí của người được bảo hiểm.
2. Khi triển khai bảo hiểm hưu trí, doanh nghiệp bảo hiểm phải thiết lập quỹ hưu trí tự nguyện, theo dõi, tách và hạch toán riêng doanh thu, chi phí, tài sản và nguồn vốn của quỹ hưu trí tự nguyện với các quỹ chủ hợp đồng khác và quỹ chủ sở hữu.
Nhà nước hiện nay luôn khuyến khích phát triển quỹ hưu trí tự nguyện này bằng một số cách như thông qua chính sách ưu đãi thuế…
Tuy là quỹ hưu trí tự nguyện, được quản lý bởi các công ty bảo hiểm nhân thọ nhưng Nhà nước cũng đóng vai trò giám sát thông qua các chính sách, chế độ đảm bảo quỹ luôn hoạt động công khai, minh bạch, quyền và lợi ích của các đối tượng luôn được đảm bảo. Tuy nhiên, Nhà nước sẽ không đảm bảo về kết quả đầu tư và mức chi trả của quỹ hưu trí mà chỉ quản lý để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng.
Việc hình thành và phát triển hai loại hình bảo hiểm này sẽ bổ sung thêm trụ cột vào hệ thống hưu trí đơn lẻ hiện nay, giúp cải cách hệ thống hưu trí Việt Nam dần trở thành hệ thống đa trụ cột, đem lại sự bền vững và đảm bảo tính đầy đủ hơn cho hệ thống hưu trí. Đây được xem là giải pháp có tính chiến lược dài hạn đối với hệ thống an sinh xã hội nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Bên cạnh đó, chính sách bảo hiểm hưu trí bổ sung là một bộ phận của bảo hiểm xã hội, sẽ góp phần bổ sung quyền lợi hưu trí, từ đó, giảm áp lực lên ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
Đối với người tham gia đóng góp, bảo hiểm hưu trí tự nguyện và bảo hiểm hưu trí bổ sung sẽ giúp người lao động cải thiện khả năng tài chính để có cuộc sống tốt hơn sau khi được đáp ứng nhu cầu tối thiểu bởi quyền lợi theo chế độ bảo hiểm xã hội và có thể chủ động đối phó với các rủi ro phát sinh trong cuộc sống.
Đối với thị trường tài chính, lượng vốn hình thành từ các quỹ hưu trí tự nguyện và bổ sung sẽ gia tăng nguồn vốn đầu tư dài hạn trên thị trường vốn Việt Nam, tạo điều kiện cho sự phát triển về chiều sâu và mang tính bền vững của thị trường vốn. Ngoài ra, dòng vốn từ các quỹ hưu trí sẽ được tái đầu tư trở lại nền kinh tế, góp phần cho sự phát triển chung của nền kinh tế.
Với vai trò có thể thay thế được quỹ bảo hiểm xã hội trong tương lai, quỹ hưu trí tự nguyện sẽ là cánh cổng mở, không giới hạn đối tượng tham gia quỹ. Cụ thể, các đối tượng được tham gia quỹ hưu trí tự nguyện bao gồm:
Như vậy, tất cả các cá nhân có mong muốn hoặc doanh nghiệp mong muốn đem lại quyền lợi cho người lao động đều có thể tham gia quỹ hưu trí tự nguyện với sản phẩm bảo hiểm hưu trí được các công ty bảo hiểm nhân thọ triển khai hiện nay.
Có thể thấy, quỹ hưu trí tự nguyện không chỉ đem lại những lợi ích nhất định cho phía người lao động, doanh nghiệp mà cả sự phát triển của đất nước. Do đó tất cả mọi người có điều kiện và mong muốn tích lũy cho kế hoạch hưu trí nên tham gia quỹ này sớm để tuổi già được an nhàn, hưởng thụ.
Ngoài sản phẩm bảo hiểm hưu trí của các công ty bảo hiểm, các sản phẩm bảo hiểm tiết kiệm khác vẫn giúp bạn được tận hưởng cuộc sống hiện tại trong khi vẫn có thể để dành tiền về hưu, đảm bảo nguồn thu nhập vững chắc khi xế chiều.
Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!
Bài viết liên quan:
Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí