Tư vấn ngay!
Tư vấn ngay!
Chuyển đến nội dung chính Chuyển đến nội dung thông báo
Trở về

Chờ đến lớp 1 thì đã muộn!

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là việc làm rất cần thiết để con yêu biết cách tự chăm sóc, bảo vệ bản thân và phát triển toàn diện. Vậy thời điểm thích hợp nhất để giáo dục kỹ năng sống cho con là khi nào?

Trong thời gian gần đây, trẻ em phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ bị xâm hại. Rất nhiều vụ việc nghiêm trọng đã xảy ra gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tinh thần của trẻ nhỏ như: Thầy giáo chủ nhiệm D.T.M. dâm ô 14 học sinh tiểu học ở Bắc Giang, bé trai tên T (3 tuổi) chơi cầu trượt và bị mắc kẹt tại Trường mầm non Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội hay em Phạm P.A. học tập tại Trường Tiểu học An Đồng (huyện An Dương, TP Hải Phòng) bị cô giáo phạt bằng cách bắt uống nước vắt từ giẻ lau bảng…

Bên cạnh những lý do khách quan, nguyên nhân của những sự việc đau lòng đó có lẽ cũng một phần do trẻ chưa có đủ kỹ năng cần thiết để xử lý tình huống nguy hiểm, đơn giản như kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp của những người mà trẻ tin tưởng nhất. Những vụ việc đó như một lời cảnh tỉnh với cha mẹ trong việc giáo dục các kỹ năng cần thiết để con biết cách xử lý các tình huống trong cuộc sống.

Theo UNICEF, kỹ năng sống là tập hợp rất nhiều kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả.

Như vậy, mục đích chính của kỹ năng sống là giúp con người trang bị kiến thức, thay đổi nhận thức, thái độ để hành động theo xu hướng tích cực. Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ những năm đầu học mẫu giáo là việc làm rất cần thiết giúp trẻ có định hướng phát triển về lâu dài.

Nhiều cha mẹ cho rằng, ở độ tuổi mẫu giáo con còn quá nhỏ để nhận thức được kỹ năng sống là như thế nào. Tuy nhiên, kỹ năng sống không phải là vấn đề gì quá phức tạp, nó chỉ đơn giản như việc cha mẹ dạy con nói chuyện hay hướng dẫn con phân biệt những thứ nguy hiểm cần tránh… Đặc biệt ở độ tuổi này, trẻ rất tò mò và muốn khám phá tất cả mọi thứ và cha mẹ có dám đảm bảo con được an toàn trong khi những thứ đó là đồ vật thiết yếu trong gia đình? Bởi vậy, giáo dục kỹ năng sống cơ bản như biết cách tự chăm sóc, bảo vệ bản thân, tự tin giao tiếp với mọi người sẽ là tiền đề vững chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo của con.

Cách đây ít năm tôi từng đọc bài báo “Giới trẻ đang thiếu kỹ năng sống” nói về nỗi phiền lòng của cha mẹ về những đứa con đang bị thiếu các kỹ năng cơ bản để phát triển năng lực của bản thân. Trong số này tôi khá ấn tượng với câu chuyện của một người mẹ về đứa con gái đã 15 tuổi nhưng thiếu kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình và luôn rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông. Theo tâm sự của người mẹ này, để chuẩn bị hành trang cho cuộc sống học tập của con, chị đã cấp tốc cho con đi học tại các trung tâm và tham gia nhiều trại hè trong nước cũng như quốc tế. Thế nhưng cô con gái của chị vẫn không thể tự tin tham gia một cuộc thi hùng biện tiếng Anh tại trường, bởi cô bé thiếu các kỹ năng thuyết trình và giao tiếp trước đám đông. Câu hỏi đặt ra là, liệu cách giáo dục kỹ năng theo kiểu “nước đến chân mới nhảy” của chị có hiệu quả?

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ không phải là câu chuyện ngày một ngày hai mà nó là một quá trình dài cần sự trau dồi, chia sẻ và học tập. Bạn không thể mong muốn con giành giải thưởng này, thành tựu khác mà không giáo dục con những điều dù là nhỏ như kỹ năng xử lý các tình huống, kỹ năng thuyết trình… ngay từ khi còn nhỏ. Bởi vậy, nếu mong muốn con phát triển khả năng tư duy ngôn ngữ cha mẹ nên cho con học ngoại ngữ ngay từ lứa tuổi mẫu giáo. Lý thuyết được học trong sách vở thôi là chưa đủ. Thay vào đó, để áp dụng lý thuyết đã học, trẻ cần thêm rất nhiều kỹ năng khác như giao tiếp, xử lý tình huống, thuyết trình… thì kết quả con trẻ đạt được mới cao hơn.

Giáo dục kỹ năng sống cho con từ sớm sẽ giúp con tự tin, thích nghi tốt với mọi hoàn cảnh, đủ kiến thức để xử lý các tình huống bất ngờ trong cuộc sống. Cho dù con có thông minh, tài giỏi đến đâu nhưng thiếu kỹ năng sống cũng có thể gặp phải khó khăn trong việc hòa nhập và khẳng định chính mình.

 

Xem thêm: Bảo hiểm giáo dục cho con tương lai tươi sáng và Các quyền lợi của hợp đồng.

Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!

Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết

    Bài viết liên quan:

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:30 đến 17:30 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:30 đến 17:30 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết