Tư vấn ngay!
Tư vấn ngay!
Chuyển đến nội dung chính Chuyển đến nội dung thông báo
Trở về

Hãy dạy con học cách tự bảo vệ mình

Cha mẹ nên dạy con cách tự bảo vệ mình từ sớm để con yêu biết cách phản ứng trước các tình huống xấu có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

Những con số “biết nói”….

Theo số liệu do Đoàn giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng chống xâm hại trẻ em của Quốc hội với Chính phủ, các bộ ngành liên quan cung cấp, trong năm 2019, số trẻ em bị xâm hại tăng đột biến. Riêng 6 tháng đầu năm 2019 đã có 1.400 trẻ em bị xâm hại. Con số này gần bằng số lượng trẻ bị xâm hại cả năm 2018 (1.579 trẻ). Cứ mỗi ngày, trung bình có hơn 17 trẻ em bị xâm hại.

Con số này mới chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, chắc chắc vẫn còn rất nhiều trường hợp chưa được phát hiện hoặc do gia đình, nạn nhân chưa tố giác.

Không chỉ bé gái, các bé trai cũng có thể là đối tượng tấn công của những kẻ xấu. Theo bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc CSAGA (Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên) đánh giá nguy cơ bị xâm hại ở bé gái và bé trai đều cao, tuy nhiên, bé gái có nguy cơ cao hơn. Trẻ em thuộc giới tính thứ ba, trẻ khuyết tật cũng đều có thể trở thành nạn nhân của các vụ xâm hại.

Các đối tượng “tấn công” trẻ em có thể là bất kỳ ai, từ người đến những người thân thiết trong gia đình. Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga chia sẻ, gia đình và nhà trường được xem là môi trường an toàn để trẻ phát triển, tuy nhiên, trong thời gian gần đây, tình trạng trẻ em bị xâm hại trong môi trường này lại rất đáng báo động. Đối tượng là người thân trong gia đình chiếm 21,3%, bạo lực đối với trẻ em chiếm 65,788%. Bà Nga cũng cho biết thêm, có rất nhiều vụ việc giáo viên, nhân viên cơ sở giáo dục xâm hại học sinh, kể cả học sinh nam.

Trẻ dần hình thành vết “sẹo” tâm lý

Nhắc đến vấn đề này, thạc sĩ - bác sĩ Phạm Minh Triết, nghiên cứu sinh Ngành tâm lý lâm sàng trẻ em, Trường Nghiên cứu Tâm lý, Đại học Quốc gia Úc (Úc) chia sẻ: “Trẻ bị xâm hại bị ảnh hưởng lâu dài đến tâm lý. Con trẻ có thể bị rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chuyển dạng (trẻ kêu đau một bộ phận trên cơ thể nhưng khám y khoa không tìm thấy bệnh lý thực thể), rối loạn gắn bó, tự trọng thấp. Đặc biệt thường gặp ở những trường hợp nặng là rối loạn stress sau sang chấn”.

Lời khuyên dành cho cha mẹ

Trước những con số đáng báo động như trên, nhiều phụ cảm thấy lo lắng cho các con, đặc biệt với các gia đình có trẻ nhỏ. Trong việc dạy trẻ cách tự bảo vệ mình trước nguy cơ bị xâm hại, vai trò của bố mẹ là vô cùng quan trọng.

Theo bà Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, muốn dạy con, cha mẹ phải tự tìm hiểu và giáo dục giới tính cho con từ sớm. Đặc biệt, cha mẹ cần quan tâm đến những thay đổi về mặt tâm lý khi trẻ dậy thì để có phương án giáo dục hợp lý. Từ những ví dụ cụ thể, cha mẹ nên nói cho con biết về những thủ đoạn mà người xấu thường dùng để làm hại con, kể cả đó là người quen biết, thân thiết với con.

Bên cạnh đó, cha mẹ hãy dạy con các kỹ năng tự bảo vệ, thoát hiểm nếu chẳng may gặp phải những kẻ xấu. Tổ chức chuyên bảo vệ trẻ em tại Anh NSPCC đã xây dựng một bộ quy tắc được gọi là “Talking PANTS” (Quy tắc Đồ Lót) để hướng dẫn cha mẹ giáo dục con tự bảo vệ mình trước những kẻ xấu. PANTS là tên viết tắt của 5 quy tắc để dạy con:

  • P – Privates are Private: Chỗ kín là riêng tư

Hãy nói với con rằng, đồ lót là vật giúp con che lại vùng kín của mình và không ai được phép nhìn hoặc chạm vào, trừ một số người như bác sĩ, y tá, bố mẹ. Trong trường, bác sĩ, y tá buộc phải làm vậy để khám bệnh cho con thì họ phải giải thích với con và được sự đồng ý của con.

  • A – Always remember your body belong to you: Hãy nhớ cơ thể của con là của riêng con.

Hãy nói cho trẻ hiểu rằng, cơ thể của con thuộc về chính con, không ai được phép làm bất cứ điều gì với cơ thể con để con khó chịu hoặc xấu hổ. Nếu ai đó cố tình làm điều đó, hãy lập tức nói: “Không” và nói lại với bố mẹ hoặc những người con tin tưởng.

  • N – No means No: Không là không

Con có quyền nói "không" với những động chạm mà con không thích từ bất kỳ ai kể cả người thân thiết với con. Con là người sở hữu cơ thể của mình và cảm giác của con là quan trọng nhất.

  • T – Talk about secrets that upset you: Kể về những bí mật làm con khó chịu.

Cha mẹ hãy nói cho con về sự khác nhau giữa bí mật tốt và bí mật xấu. Bí mật tốt là những điều làm con thấy vui vẻ, thoải mái. Bí mật xấu chỉ làm con lo sợ, buồn bã. Và đừng quên nhắc trẻ, nếu con có bí mật xấu hãy tâm sự với cha mẹ hoặc người con tin tưởng.

  • S – Speak up, someone can help : Hãy lên tiếng, sẽ có người có thể giúp đỡ.

Nói với trẻ rằng, khi con cảm thấy lo lắng, sợ hãi hãy tâm sự với người con tin tưởng, có thể là bố mẹ, anh chị, thầy cô giáo… để được giúp đỡ.

Ngoài quy tắc đồ lót, quy tắc 5 ngón tay có thể giúp cha mẹ giáo dục con phòng tránh các nguy cơ bị xâm hại. Bàn tay của con có 5 ngón đại diện cho 5 vòng tròn giao tiếp. Cha mẹ có thể dạy con nhận biết 5 nhóm người con thường gặp và đưa ra hướng giao tiếp phù hợp như:

  • Ôm hôn: Với người thân trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em.
  • Nắm tay, khoác tay: Với bạn bè, thầy cô, họ hàng.
  • Bắt tay: Với người quen.
  • Vẫy tay: Nếu đó là người lạ.
  • Xua tay không tiếp xúc, thậm chí hét to và bỏ chạy: Với những người người mà con cảm thấy bất an, đến gần con và có những động chạm đến cơ thể của con.

Việc giáo dục con trước nguy cơ bị xâm hại rất quan trọng. Cha mẹ nên giáo dục con một cách toàn diện, không chỉ dạy con trở thành một người tự tin, năng động mà còn phải dạy con các kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân như: Kỹ năng từ chối, kỹ năng xử lý tình huống.... Khi con được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết sẽ giảm bớt nguy cơ bị xâm hại, đồng thời giúp con vững vàng hơn trong cuộc sống.

 

Xem thêm: Các quyền lợi của Hợp đồng bảo hiểm

Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!

Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết

    Bài viết liên quan:

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 đến 21:00 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Phí cuộc gọi là 1.000đ/ phút tính từ thời điểm kết nối đến tổng đài

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 đến 21:00 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Phí cuộc gọi là 1.000đ/ phút tính từ thời điểm kết nối đến tổng đài

    Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết