Sai lầm của tuổi trẻ là nghĩ rằng đây là quãng thời gian khám phá, chưa vội tiết kiệm. Và chính suy nghĩ có thể lấy đi nền tảng vững chắc để xây dựng tương lai tốt đẹp.
Đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao lời khuyên tiết kiệm khi tuổi còn trẻ lại "sống dai" đến vậy? Có phải vì những người tuân theo nó đều có tuổi già an nhàn, hay những người bỏ qua nó đã hối tiếc vì mình không làm theo khi có cơ hội? Rất có thể cả hai khả năng này đều xảy ra bởi ngoài khả năng sinh sôi không ngừng nghỉ theo thời gian, biến tiết kiệm thành lối sống còn đem lại cho bạn một nền tảng vững chắc cả về vật chất và tinh thần trong tương lai.
Tuy nhiên, người trẻ tuổi gần như chưa nhận thức rõ được vấn đề này khi vẫn để quan điểm “mình trẻ mà! Mình còn thời gian mà!” quá nhiều trong suy nghĩ. Michael Zovistoski, Giám đốc điều hành tại UHY Advisors từng nói: "Tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn, nhu cầu và mong muốn tức thời khiến người trẻ tiết kiệm ít hơn cho nghỉ hưu dài hạn”. Đấy chính là sai lầm mà những người trẻ đang mắc phải.
Rất nhiều người trẻ tuổi suy nghĩ rằng, tuổi trẻ để vui chơi, tận hưởng cuộc sống. Đến tuổi 30 và sau đó, tất cả ắt sẽ đi vào quỹ đạo. Tuy nhiên, sẽ có quỹ đạo nào của tuổi 30 khi những năm 20 tuổi bạn không làm gì? Đây chỉ là sự “dựa dẫm” tuổi tác để ngụy biện cho việc không đề cao vấn đề tiết kiệm.
Gary Burtless - một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Brookings đã từng chia sẻ: "Một người có công việc thuận lợi đến 40 tuổi hay nghĩ: Đợi đến khi nào tài chính tốt nhất thì sẽ tiết kiệm hưu trí. Tuy nhiên, cái ngày tốt nhất đó sẽ chẳng bao giờ đến". Tiết kiệm từ sớm đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều năm tích lũy, số tiền dần tăng lên.
Nhu cầu sắm sửa đồ đạc, quần áo và học tập là thiết yếu của mỗi người nhưng đừng biến nó thành "vượt giới hạn". Phần lớn trong chúng ta sẽ có một giới hạn nào đó về thu nhập nếu muốn duy trì được cuộc sống cân bằng. Bạn có thể kiếm được tối đa trong khả năng đó nhưng đừng quên rằng cách chi tiêu mới là yếu tố sẽ quyết định bạn để lại được bao nhiêu tiền cho những năm tháng nghỉ ngơi sau này.
Michael Kitces, chuyên gia lập kế hoạch tài chính cho rằng, chúng ta nên dành một nửa số tiền kiếm được cho mục đích tiết kiệm ngay từ năm 20 tuổi: “Nhiều người hay có suy nghĩ: Kiếm được nhiều tiền thì tội gì không chi tiêu nhiều. Đó chính là suy nghĩ sai lầm cần điều chỉnh, bởi một khi lạm chi quá số tiền kiếm được thì chẳng còn gì để tiết kiệm nữa".
Đầu tư cũng là một giải pháp tiết kiệm hiệu quả, tuy nhiên người trẻ đang thực sự xem thường phương án này để rồi dẫn đến sai lầm là đầu tư một cách dè dặt và không có chiến lược. Nắm bắt, tận dụng các cơ hội đó mới là chìa khóa cho thành công.
Một khảo sát "Am hiểu tài chính" do Master Card tổ chức thường niên tại 16 nước và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã cho kết quả: Người trẻ Việt dù hoạch định khá tốt ở mức 73 điểm, nhưng yếu nhất về kỹ năng đầu tư tài chính (51 điểm). Điều này có nghĩa là người trẻ tại Việt Nam đang yếu về đầu tư tài chính. Họ khá dè dặt và không hành động để có thể có một cuộc sống thoải mái và đầy đủ như mình mong muốn.
Tuổi trẻ có thể bạn sẽ có hàng tá lý do để chưa thể tiết kiệm ngay bây giờ, nhưng sẽ có một tương lai bấp bênh để lo lắng. Cho nên thay vì đẩy mình vào bị động, hãy thức tỉnh để thay đổi, tạo dựng một tương lai vững chắc thông qua việc lựa chọn một giải pháp tích lũy hiệu quả, trong đó đáng cân nhắc là tham gia một gói bảo hiểm nhân thọ.
Chuyên gia tài chính – ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ, bảo hiểm nhân thọ là một hình thức tiết kiệm, tích lũy đầu tư tài chính cá nhân có yếu tố kiểm soát rủi ro. Đây là một trong những nguyên nhân khiến thị trường bảo hiểm nhân thọ ngày càng phát triển hơn. Chia sẻ này cho thấy rằng, tích lũy tài chính bằng giải pháp bảo hiểm nhân thọ là đơn cử phù hợp khi tổng hòa được cả yếu tố tiết kiệm nhưng đồng thời kiểm soát tốt yếu tố rủi ro. Từ đó đảm bảo cho bạn một tương lai vững chắc hơn. Nếu chẳng may gặp phải rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hỗ trợ chi trả tài chính giúp bạn sớm ổn định cuộc sống, giảm bớt gánh nặng cho người thân của bạn. Trường hợp may mắn không xảy ra biến cố nào đến ngày đáo hạn hợp đồng bạn sẽ nhận được một khoản tiền đủ để thực hiện các dự định lớn của bản thân.
Dù thu nhập của bạn cao hay thấp, bạn cũng nên ý thức và đặt vấn đề tuổi trẻ có nên tiết kiệm tiền cho tương lai, dự phòng rủi ro lên hàng đầu. Bởi không bao giờ là quá sớm để lên phương án tích lũy, như Burtless đã từng chia sẻ: “Nhiều người trong chúng ta nghĩ, khi con cái không cần chu cấp của bố mẹ nữa, chúng ta sẽ tích lũy được. Tuy nhiên khi đó chúng ta đã già rồi”.
Tuổi trẻ hãy để cánh cửa cơ hội tận hưởng cuộc sống tương lai tốt đẹp rộng hơn với bạn. Tự tạo cho mình thói quen tiết kiệm từ sớm, bạn sẽ tránh được hối tiếc về sự lãng phí thời gian. Đúng như tác giả cuốn sách Tuổi 20 - Những năm tháng quyết định cuộc đời, Meg Jay từng viết:“Tương lai không được viết trên những vì sao. Không có sự đảm bảo nào cả. Vì thế hãy nắm lấy giai đoạn trưởng thành của bạn. Hãy chủ tâm. Hãy làm việc. Hãy lựa chọn gia đình của bạn. Hãy tính toán. Hãy tạo ra điều chắc chắn cho chính bạn. Đừng để bị định nghĩa bởi những gì bạn không biết hoặc không làm”.
Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!
Bài viết liên quan:
Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí