https://www.manulife.com.vn/vi/move/meo-hay/bao-hiem-suc-khoe-benh-ly-nghiem-trong-go-cua-ban-se-lam-gi/jcr:content/root/responsivegrid_641029165/image.coreimg.jpeg/1697083175592.jpeg Bệnh lý nghiêm trọng gõ cửa, bạn sẽ làm gì?
Làm thế nào để tham gia MOVE?
Làm thế nào để tham gia MOVE?
Chuyển đến nội dung chính Chuyển đến nội dung thông báo
Trở về
  • Tổng đài hỗ trợ ManulifeMOVE

Nếu chẳng may bệnh lý nghiêm trọng gõ cửa, bạn sẽ làm gì?

benh-hiem-ngheo

Khi bị chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo hẳn ai trong chúng ta chắc chắn sẽ rất sa sút tinh thần. Tuy biết điều này khá khó khăn, nhưng hãy cố gắng tìm cách đối phó với bệnh bằng những gợi ý dưới đây:

Chia sẻ tình trạng bệnh với người thân

Lúc này, bạn không nên giấu tình trạng bệnh của mình với người thân trong gia đình mà hãy chia sẻ để có người cổ vũ, động viên tinh thần cho bạn. Đối diện với bệnh hiểm nghèo không phải là điều dễ dàng. Bạn sẽ dễ có những suy nghĩ tiêu cực. Nếu không có người động viên tinh thần chắc hẳn bạn sẽ khó đối diện với bệnh tật.

Hãy tìm đến sự giúp đỡ y tế

Ngày nay, việc tìm kiếm thông tin trên mạng rất dễ dàng. Do đó, khi bị chẩn đoán mắc bệnh hiểm nghèo, bạn có thể tìm kiếm thông tin trên mạng để hiểu rõ hơn về bệnh tình của mình, đặc biệt là cách điều trị. Sau đó, tìm hiểu những bệnh viện có khả năng điều trị bệnh tốt nhất. Chọn một bệnh viện mà bạn tin tưởng và chi phí điều trị thích hợp với ngân sách của bạn.

Đến bệnh viện mà mình đã đặt niềm tin để thăm khám và điều trị tích cực. Thực hiện theo những hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ.

suc-khoe

Chú ý đến bản thân nhiều hơn

Không ai có thể giúp bạn nhiều hơn chính bản thân mình. Nếu trước đây bạn lơ là đến sức khỏe bao nhiêu thì bây giờ hãy thay đổi điều đó. Bạn cũng nên đến bác sĩ nếu:

  • Lo lắng quá mức về các phương pháp điều trị sắp tới
  • Trốn tránh điều trị vì lo lắng hoặc buồn bã
  • Những cơn ác mộng kinh niên hoặc suy nghĩ tiêu cực về quá trình chữa bệnh
  • Khó ngủ do căng thẳng
  • Có ý nghĩ tự tử vì cuộc sống dường như trở nên vô nghĩa hoặc các cơn đau tái phát quá dữ dội
  • Cảm thấy không thể nói về cảm xúc của mình với người khác
  • Tránh giao tiếp xã hội vì bệnh của bản thân
  • Cảm thấy xấu hổ hoặc tự trách mình
  • Mất đi niềm vui từ các hoạt động tưởng chừng như thú vị trước đây
  • Chứng khó chịu mãn tính.
bảo hiểm sức khỏe

Chuẩn bị kinh phí điều trị

Một trong những yếu tố khiến nhiều bệnh nhân cảm thấy suy sụp, sinh ra những suy nghĩ tiêu cực là chi phí điều trị quá cao. Nếu bình thường bạn đã mua bảo hiểm sức khỏe, lúc này bạn sẽ không phải lo lắng vì bảo hiểm sẽ chi trả chi phí điều trị ung thư. Nếu không tham gia bảo hiểm và cũng không có tiền để dành khi gặp bất trắc, bạn có thể vay mượn thêm từ bạn bè, người thân trong gia đình hoặc những tổ chức từ thiện. Hãy lạc quan dù kết quả điều trị có thế nào nhé.

Bài viết liên quan:

Tổng đài hỗ trợ khách hàng 

Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:30 đến 17:30 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

Email: manulifeMOVE_vietnam@manulife.com

Hotline:0862466683-0867466683

Tổng đài hỗ trợ khách hàng 

Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:30 đến 17:30 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

Email: manulifeMOVE_vietnam@manulife.com

Hotline:0862466683-0867466683

Đăng ký để được tư vấn miễn phí về các gói bảo hiểm Manulife !

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết

    Cảm ơn bạn đã liên hệ ManulifeMOVE 

    MOVE sẽ liên hệ bạn trong thời gian sớm nhất! Bạn chờ MOVE nhé!

    Oops!!!

    Hệ thống hiện đang quá tải, vui lòng thử lại sau!