Tư vấn ngay!
Tư vấn ngay!
Chuyển đến nội dung chính Chuyển đến nội dung thông báo
Trở về

Bật mí 8 cách quản lý tài chính hiệu quả cho gia đình

Mỗi gia đình đều cần có người biết cách quản lý tài chính. Điều này giúp gia đình không chi tiêu vượt quá số tiền làm ra và không bị nợ nần chồng chất. Để quản lý tài chính cho gia đình hiệu quả, bạn hãy tham khảo ngay 8 cách dưới đây.

1. Có kế hoạch chi tiêu

Hãy bắt đầu bằng việc lập kế hoạch. Chi phí chi tiêu mỗi tháng nên thấp hơn thu nhập của hai vợ chồng. Việc lên kế hoạch sẽ giúp bạn xác định xem có thể bỏ bớt những khoản không cần thiết và đang gây lãng phí cho gia đình.

2. Hãy cân nhắc kỹ trước khi mua

Trước khi mua bất cứ thứ gì, bạn hãy tham khảo giá và chất lượng ở nhiều nơi để đảm bảo mình mua với mức giá phù hợp nhất. Bạn cũng đừng quên đọc các đánh giá của những người dùng trước, sau đó chọn thương hiệu, địa chỉ bán uy tín.

3. Dành thời gian để thảo luận với gia đình

Bạn hãy dành thời gian nói chuyện các thành viên trong gia đình về ngân sách và việc chi tiêu của cả nhà. Kiểm tra xem ngân sách hiện tại có phù hợp với những khoản cần chi hay không. Thảo luận để cắt bỏ những hạng mục không cần thiết hay bổ sung nếu cần.

4. Có mục tiêu tài chính

Tiếp theo, bạn cần phải ra đặt ra mục tiêu tài chính để quyết định và sắp xếp kế hoạch. Dựa vào đó, bạn sẽ xác định được những việc nào cần ưu tiên và theo dõi chặt chẽ quỹ tài chính để đạt được mục tiêu.

5. Đừng bỏ qua các chi phí phát sinh

Bạn không nên chỉ tập trung vào các chi phí cố định hàng tháng mà bỏ qua chi phí phát sinh nhé. Mỗi tháng, bạn sẽ có những nhu cầu khác nhau. Ví dụ, mùa Tết, bạn cần tăng chi tiêu cho việc dọn dẹp nhà cửa, quần áo, thức ăn, các hoạt động vui chơi, tiền lì xì... Và ngân sách dành cho điều này phải được phân bổ hợp lý.

6. Chi tiêu có mục đích

Trước khi chi tiền cho bất cứ một khoản nào, bạn hãy tự hỏi mục đích là gì: “Tại sao phải mua sản phẩm này?”, “Tại sao phải trả tiền cho dịch vụ này?”. Phân tích lý do từng khoản chi để chắc chắn rằng bạn đang thực hiện đúng mục tiêu. 

7. Tiết kiệm có mục đích

Cũng giống như chi tiêu, bạn nên tìm ra lý do của việc tiết kiệm. Nếu biết tại sao mình phải tiết kiệm (mua nhà, mua xe…) thì bạn sẽ dễ dàng chống lại sự thôi thúc của việc tiêu tiền.

8. Theo dõi báo cáo tín dụng hàng tháng

Mỗi tháng, bạn nên dành thời gian để xem qua báo cáo tín dụng. Hãy cảnh giác về những khoản vay tín dụng vì nếu không để ý, bạn sẽ vay vượt quá khả năng trả.

Xem thêm: Các quyền lợi của hợp đồng Bảo hiểm Manulife

Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!

Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết

    Bài viết liên quan:

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:30 đến 17:30 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:30 đến 17:30 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết