Tư vấn ngay!
Tư vấn ngay!
Chuyển đến nội dung chính Chuyển đến nội dung thông báo
Trở về

8 dấu hiệu cho thấy bạn chi tiêu quá nhiều

Nếu bạn cảm thấy số dư trong tài khoản không đúng với dự định hoặc luôn thắc mắc rằng vì sao không thể tiết kiệm được, hãy thử tham khảo các dấu hiệu dưới đây để biết mình có phải đang chi tiêu quá nhiều hay không.

I. Dấu hiệu cho thấy bạn đang vung tay quá trán

1. Nói dối về số tiền mua sắm

Người chi tiêu quá tay thường giấu các thành viên trong gia đình về món đồ mình đem về hoặc giả vờ rằng mình đã sở hữu các mặt hàng đó từ lâu. Điều này cho thấy bạn đang không ổn trong việc mua sắm.

2. Giấu diếm

Người tiêu tiền quá tay đôi sẽ nói dối về việc họ đang có ý định mua sắm vì xấu hổ khi thừa nhận tính nghiêm trọng của của vấn đề và không muốn người thân hoặc bạn bè can thiệp.

3. Thích mua sắm một mình

Người nghiện mua sắm sẽ không muốn người khác đi cùng vì lo sợ các ý kiến trái chiều về tình trạng mua sắm của bản thân.

4. Mua sắm là sở thích

Nếu bạn thường xuyên nghĩ đến việc mua sắm thì bạn có thể sẽ mất kiểm soát chi tiêu.

5. Cảm thấy sảng khoái khi đi mua sắm

Người chi tiêu quá tay thường cảm thấy thỏa mãn khi được chi tiền. Đó là lý do tại sao các chuyên gia khuyến cáo bạn nên đợi đến 24 giờ trước khi quyết định mua bất cứ thứ gì.

6. Thói quen mua sắm đang can thiệp vào cuộc sống của bạn

Thói quen chi tiêu nhiều bắt đầu ảnh hưởng đến các mục tiêu lớn hơn trong cuộc sống, chẳng hạn như tiết kiệm để mua nhà hoặc trả nợ. Điều này có nghĩa là bạn không thể để dành tiền để thực hiện các mục tiêu lớn. Hãy xem lại bản thân để biết được liệu mình có vướng vào tình trạng nghiện mua sắm hay không.

7. Sử dụng thẻ tín dụng để hỗ trợ cho việc chi tiêu

Những khoản nợ thẻ tín dụng đa phần phát sinh vì bạn có thể nhanh chóng tiêu tiền vượt khỏi tầm kiểm soát. Do đó, hãy sử dụng tiền mặt và luôn làm theo kế hoạch chi tiêu định sẵn.

8. Không biết tiền đi về đâu

Người nghiện mua sắm đôi khi cố gắng phớt lờ con số to lớn từ các hóa đơn. Nếu bạn không biết tiền của bạn đang ở đâu và đã chi ra bao nhiêu, đã đến lúc bạn hãy xem xét lại về vấn đề này.

II. Cách từ bỏ thói quen tiêu tiền không kiểm soát

Nếu nhận thấy bản thân đang có xu hướng tiêu tiền quá mức và muốn giành lại quyền kiểm soát, bạn hãy thử ba cách sau:

Nói chuyện với bạn bè

Chia sẻ vấn đề tài chính của mình với bạn thân để có thể giúp bạn. Hãy cung cấp đầy đủ chi tiết để họ hiểu được vấn đề và góp ý cho bạn. Thừa nhận số tiền bạn đã dành ra để mua sắm trong sáu tháng qua và nợ thẻ tín dụng bao nhiêu. 

Tìm các hoạt động thay thế

Lên kế hoạch cho các hoạt động như chơi bóng rổ, tham gia một câu lạc bộ sách, lớp học nấu ăn… để lấp đầy thời gian mà bạn thường đi mua sắm. Làm sao để bản thân quên đi thói quen cũ.

 

Tập trung vào các mục tiêu lớn trong cuộc sống

Nếu mục tiêu cuộc sống của bạn là mua nhà trong 5 năm hoặc mua xe vào năm tới thì bạn sẽ muốn dừng chi tiêu vào việc mua những món đồ nhỏ để tiết kiệm cho mục đích lớn. Thường xuyên nhắc nhở bản thân về những mục tiêu lớn này sẽ giúp bạn luôn đi đúng hướng.

Xem thêm: Các quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm

Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!

Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết

    Bài viết liên quan

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:30 đến 17:30 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

     

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:30 đến 17:30 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết