Tư vấn ngay!
Tư vấn ngay!
Chuyển đến nội dung chính Chuyển đến nội dung thông báo
Trở về

Bí quyết quản lý tài chính cá nhân ở tuổi 30

Quản lý tài chính cá nhân là cách thức hiệu quả để bạn hoạch định một kế hoạch chu toàn giúp cho cuộc sống tương lai không bị “mắc kẹt” trong những lo lắng. Càng ý thức sớm, rủi ro về tài chính của bạn càng được giảm thiểu.

 

“Trẻ chưa qua mà già chưa tới” là câu nói dễ hình dung nhất về độ tuổi 30. Nếu tuổi 20 bạn có thể lấy lý do “tuổi trẻ” để giải thích cho việc đưa ra những quyết định tài chính sai lầm thì bước sang tuổi 30, sẽ không còn chỗ cho những sai lầm nữa khi một giai đoạn mới của cuộc đời đã bắt đầu, đa phần chúng ta sẽ kết hôn và có một gia đình nhỏ. Cột mốc này sẽ trở nên dễ dàng nếu bạn có những quan điểm rõ ràng về tài chính cá nhân cũng như những bí quyết quản lý nó hiệu quả. Các chuyên gia tài chính của Forbes khẳng định rằng, những quyết định tài chính thông minh ở độ tuổi 30 có tác động tích cực và mạnh mẽ đến tương lai của bạn.

Nên đầu tư càng sớm càng tốt

Nhiều người có suy nghĩ chỉ đầu tư khi đã có nhiều tiền. Tuy nhiên, dù không phải là một chuyên gia tài chính cá nhân, bạn cũng nên quan tâm đến việc đầu tư sớm.

Robert T.Kiyosaki, tác giả của cuốn sách “Cha giàu cha nghèo” đã phân tích lý do người giàu ngày càng trở lên giàu có là do họ hiểu được sự vận động của đồng tiền. Bài học mà ông muốn nhắn nhủ độc giả là nếu mong muốn trở thành một người giàu có và tự do về tài chính, hãy đầu tư càng sớm càng tốt. 

Dodee Crockett - tư vấn viên tài chính của Merrill Lynch cho rằng, ảnh hưởng của yếu tố thời gian trong việc đầu tư thường bị đánh giá thấp nên “Kết quả là, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành mục tiêu hỗ trợ gia đình và nghỉ hưu sớm.”

Đầu tư chính là cách để bạn tạo ra một nguồn thu nhập thụ động nhằm đạt được mục đích cuối cùng là tự do về mặt tài chính. Điều này không phải là việc bạn có bao nhiêu tiền để sống một cách dư dả, mà là số tiền bạn có sẽ giúp bạn sống dư dả trong một thời gian dài và có thể ứng biến trước những rủi ro trong cuộc sống. Hãy cân nhắc đầu tư xuất phát từ nhu cầu, khả năng tài chính của mình nhưng đừng bỏ qua yếu tố thời gian. Thông điệp bạn cần nhớ rõ là: Không chờ đợi.

Chi tiêu ít đi

Chi tiêu ít đi hay chi tiêu một cách hợp lý sẽ khiến bạn tránh xa được cảnh lệ thuộc và việc tích lũy tài sản sẽ dễ dàng hơn. Đối với tuổi 30, chi tiêu hợp lý lại càng cần thiết bởi phần lớn những người thuộc vào giai đoạn này đều đã kết hôn. Nếu chi tiêu hợp lý, bạn sẽ quản lý tốt tài chính khiến cuộc sống luôn ổn định cũng như dễ dàng đáp ứng tất cả các vấn đề tiền bạc.

Các chuyên gia kinh tế học từ Đại học Duke, Mỹ cho rằng, hành vi mua sắm của chúng ta bị chi phối mạnh mẽ từ các yếu tố xung quanh. Chúng ta có xu hướng chi tiêu mạnh hơn vào những ngày mới được trả lương. Những ngày cuối tháng là thời điểm chúng ta thường thắt chặt chi tiêu và cân nhắc rất kỹ trước khi mở ví.

Theo các chuyên gia tài chính, để chi tiêu hợp lý bạn có thể áp dụng quy tắc 50:30:20. Hãy dành khoảng tối đa 50% thu nhập cho các chi phí cố định như tiền sinh hoạt và các hóa đơn tiện ích. 30% thu nhập tiếp theo nên dành cho các nhu cầu chi tiêu cá nhân như giải trí và mua sắm. Cuối cùng dành 20% thu nhập còn lại cho mục tiêu tài chính như tiết kiệm, đầu tư và quỹ dự phòng. Bạn có thể linh hoạt thay đổi tỷ lệ phần trăm dựa vào tài chính của bản thân. Quy tắc này sẽ giúp cân đối các khoản chi tiêu, khiến bạn luôn sống ổn định cũng như dễ dàng đáp ứng tất cả các vấn đề tài chính.

Tiết kiệm nhiều hơn

Trong quản lý tài chính, tiết kiệm được xem là nền tảng giúp bạn lưu giữ tiền an toàn và đảm bảo cuộc sống ổn định. Một cuộc khảo sát về kế hoạch tài chính cá nhân do tổ chức Fidelity Investments thực hiện chỉ ra, hơn một nửa số người được hỏi cho biết đặt mục tiêu tiết kiệm nhiều hơn trong năm 2020. Tuy nhiên, số liệu khảo sát cũng cho thấy khoảng 50% những người lập kế hoạch tài chính lại không thể hoàn thành mục tiêu của mình. Keith Donald Edmondson, phó giáo sư tại Đại học Columbia chia sẻ, mọi người có xu hướng bỏ dở kế hoạch đã đề ra hoặc thay đổi kế hoạch tiết kiệm của mình bởi vì ngay từ đầu họ đã không xây dựng một kế hoạch cụ thể, chi tiết và rõ ràng. Nghiên cứu của Tập đoàn dịch vụ tài chính đa quốc gia Fidelity, Mỹ đề xuất một phương thức tiết kiệm kiểu SMART như sau:

  • Cụ thể (Specific): Lên kế hoạch tiết kiệm, tìm hiểu xem bạn sẽ thực hiện nó như thế nào. Mục tiêu ở đây càng cụ thể càng tốt: Thay vì kế hoạch tiết kiệm tiền chung chung hãy vạch ra kế hoạch chi tiết
  • Đo lường được (Measurable): Bạn cần ghi chép, sử dụng các dữ liệu/số liệu để theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện của bản thân mình.
  • Có thể đạt được (Achievable): Mục tiêu được đề ra cần thực tế, phù hợp với năng lực và kỹ năng của bạn.
  • Có liên quan (Relevant): Bạn nên đưa ra một mục tiêu thật sự quan trọng với bản thân.
  • Kịp thời (Timely): Cần có một khung thời gian nhất định để bạn có thể hoàn thành mục tiêu của mình.
  • Thông qua một kế hoạch chi tiết, mục tiêu tiết kiệm của bạn sẽ dễ dàng thực hiện hơn.

Đừng phớt lờ các gói bảo hiểm

Nhiều người nghĩ rằng mình còn trẻ và khỏe mạnh nên đã bỏ qua việc mua bảo hiểm. Tuy nhiên, chỉ cần một rủi ro bất ngờ cũng có thể khiến tất cả những gì bạn tích lũy được sẽ mất sạch.

T.S Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương từng nhận định: “Đầu tư vào bảo hiểm nhân thọ được đánh giá là một lựa chọn đầu tư phù hợp với việc tích lũy đầu tư tài chính cá nhân với yếu tố kiểm soát rủi ro ưu việt. Xét ở yếu tố này, có lẽ hiếm có sản phẩm đầu tư tài chính nào so sánh được”. Bởi thế, quản lý tài chính cá nhân thông qua việc tham gia một sản phẩm bảo hiểm là điều đáng cân nhắc. Các gói dịch vụ bảo hiểm mang tính cá nhân hóa rất cao và sẽ là giải pháp hiệu quả giúp tài chính của bạn được đảm bảo hơn, trong đó có thể nói đến sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư  mang tên Điểm Tựa Đầu Tư của Manulife. Đây là sản phẩm bảo hiểm đóng phí định kỳ được thiết kế để giúp bạn tham gia đầu tư một cách chủ động và thuận tiện hơn nhằm gia tăng tài sản cho các dự định trong tương lai nhưng đồng thời an tâm bảo vệ các kế hoạch tài chính trước rủi ro trong cuộc sống. 

Thông qua 6 Quỹ đầu tư của Manulife với sự hỗ trợ từ các chuyên gia tài chính hàng đầu, nguồn vốn của bạn sẽ được đầu tư vào các danh mục đầu tư đa dạng tùy thuộc vào sự lựa chọn của bạn. Đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể chủ động dòng tiền giữa nhu cầu đầu tư và bảo vệ theo từng giai đoạn của cuộc sống với hai tài khoản Đầu Tư và Bảo Vệ hoàn toàn tách biệt.

Kiểm soát và quản lý tài chính cá nhân tuổi 30 là một sự cần thiết giúp bạn tạo được thế cân bằng cho cuộc sống để những mục tiêu của bản thân được thực hiện đến đích. Có thể bạn nghĩ ở độ tuổi này mới quản lý tài chính là một sự muộn màng và khó thực hiện nhưng chỉ cần có mục đích và bí quyết, mọi điều sẽ trở nên dễ dàng. Điều bạn cần nhớ đó là: Tài chính là một công cụ và trách nhiệm của bạn đối với chính bạn là học cách sử dụng và kiểm soát công cụ đó.

Đăng ký ngay để được chuyên gia tài chính từ Manulife tư vấn miễn phí!

Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết

    Bài viết liên quan:

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 đến 21:00 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Phí cuộc gọi là 1.000đ/ phút tính từ thời điểm kết nối đến tổng đài

    Trung tâm dịch vụ khách hàng

    Thứ 2 - Thứ 6 từ 8:00 đến 21:00 (trừ ngày nghỉ lễ, Tết)

    Email: khachhang@manulife.com

    Phí cuộc gọi là 1.000đ/ phút tính từ thời điểm kết nối đến tổng đài

    Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

    Đăng ký ngay để được Manulife liên hệ tư vấn miễn phí

  • Tôi xác nhận rằng tôi đã đọc, hiểu và đồng ý cho phép Công ty thu thập, sử dụng và xử lý dữ liệu cá nhân của tôi / chúng tôi theo các quy định tại Chính sách bảo mật thông tin và đồng ý với các nội dung tại Điều Khoản Sử Dụng của Công ty, đồng thời đồng ý chịu sự ràng buộc bởi các quy định của Chính sách, Điều khoản này.

  • Đây là một lĩnh vực cần thiết